chifure + adlay

Vitamin K3 là gì? Vitamin K3 có hại cho con người không?

Thứ năm, 20/07/2023, 17:30 (+07:00)

Chúng ta cần vitamin K để phòng ngừa một số bệnh về chảy máu, xương khớp và tim mạch. Tuy nhiên, vitamin K lại có một dạng nhân tạo tuyệt đối không được sử dụng để điều trị dinh dưỡng cho người chính là vitamin K3. Để hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh vi chất này, bạn đọc hãy cùng theo dõi với Bestme trong bài viết sau đây.

1. Vitamin K3 là gì?

Vitamin K3 (hay menadione) là một hợp chất tổng hợp thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo, được chuyển hóa thành vitamin K2 trong gan và ruột. Hiện nay, vitamin này được thêm vào thức ăn chăn nuôi để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, đồng thời cải thiện chất lượng và số lượng trứng do gia cầm sản xuất. Thức ăn cho vật nuôi như chó mèo cũng có loại vitamin này.

Vitamin K3 là gì? Vitamin K3 có hại cho con người không? - 1
Vitamin K3 được bổ sung dinh dưỡng cho động vật là chủ yếu

2. Vitamin K3 có hại cho con người không?

Vitamin K3 không được cấp phép sử dụng bổ sung chuyên dụng hằng ngày vì nguy cơ rủi ro xảy ra tác dụng phụ về liều cao ở người. Theo các nghiên cứu năm 1980 và 1990 đã chứng minh những tác hại nguy hiểm khi vitamin K3 có thể làm tổn thương tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và làm hư gan. Do đây là vitamin lưu trữ trong mô nên nếu sử dụng ở liều cao sẽ gây ngộ độc và phá huỷ tế bào nghiêm trọng. 

Vitamin K3 là gì? Vitamin K3 có hại cho con người không? - 2
Nguy cơ hư gan nếu sử dụng quá liều vitamin K3 rất nguy hiểm

Trong khi đó, vitamin K3 vẫn được sử dụng trong thức ăn trong thú y. Một số động vật có khả năng chuyển đổi vitamin K3 thành các dạng vitamin K hoạt động khác như vitamin K2 cần thiết cho sự phát triển xương và khả năng đông máu trên thú. Nhưng chúng cũng có khả năng gặp nguy hiểm nếu sử dụng vitamin K3 ở liều cao. Do đó, việc sử dụng vitamin K3 trong thức ăn cho gia súc và thức ăn cho vật nuôi cần được điều chỉnh và theo dõi kỹ.

May mắn thay, ngoài vitamin K3, bạn có thể bổ sung vitamin K qua hai dạng chính là vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (menaquinone) có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như rau xanh và sản phẩm từ động vật như trứng, sữa, thịt gà… Hoặc các sản phẩm chức năng được bán trên thị trường khá phổ biến. Khả năng gây độc ở liều cao của hai loại vitamin K này hiếm khi xảy ra nên bạn hãy yên tâm sử dụng.

3. Vitamin K3 có tác dụng gì không?

Trong nghiên cứu y học, các chuyên gia cũng khẳng định một số tác dụng của vitamin K3 trong việc phòng chống một số căn bệnh ác tính như ung thư (đại trực tràng, vú và thận). Nhờ cơ chế phá huỷ tế bào ung thư bằng cách kích hoạt protein đặc hiệu và làm tăng sản xuất các loại oxy phản ứng, là những phân tử có thể làm bất hoạt và tiêu diệt tế bào ác tính. 

Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng cho thấy việc kết hợp vitamin C và vitamin K3 giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt ở người. Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn của vitamin này cũng giúp điều trị các bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và đường ruột hay gặp. 

Vitamin K3 là gì? Vitamin K3 có hại cho con người không? - 3
Một số nghiên cứu cho thấy vitamin K3 có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú

Mặc dù về mặt lý thuyết, việc sử dụng vitamin K3 để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm đang cho thấy tiềm năng mạnh mẽ và hứa hẹn. Nhưng đến nay vẫn chưa có đủ thông tin để xác định yếu tố an toàn khi sử dụng vitamin này. Vì để ứng dụng được vitamin K3 cần phải xem xét cẩn thận mặt lợi ích và rủi ro của vi chất này đối với sức khỏe con người vẫn còn rất nhiều trở ngại.

4. Chúng ta nên bổ sung vitamin K?

Những lo lắng về việc sử dụng vitamin K sẽ không giống như vitamin K3. Đây lại là một vi chất hoàn toàn có lợi cho sức khỏe con người. Chúng tồn tại trong tự nhiên ở hai dạng với những chức năng hỗ trợ rất tốt:

Vitamin K3 là gì? Vitamin K3 có hại cho con người không? - 4
Có gì khác biệt giữa vitamin K1 và vitamin K2?
  • Vitamin K1 (phylloquinone): Có chức năng kích hoạt các protein hỗ trợ cho quá trình đông máu và cacboxyl hoá gắn kết ion canxi xây dựng xương. Ngoài ra, cơ thể cũng có khả năng chuyển đổi vitamin K1 thành vitamin K2 với số lượng nhỏ nhờ sự tác động của hệ vi sinh vật đường ruột.Vitamin K1 đa số đến từ thực vật. Bạn có thể bổ sung qua các loại thực phẩm có màu xanh như các loại rau (cải rổ và củ cải xanh, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải, rau diếp); dầu đậu nành và dầu hạt cải; sữa lắc thay thế bữa ăn tăng cường hoặc các loại sốt salad từ đậu nành và dầu cải cũng sẽ giúp bữa ăn của bạn trở nên đầy đủ vitamin K và ngon miệng.
  • Vitamin K2 (menaquinone): Đây là vitamin có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý tim mạch nhờ ngăn ngừa các chất lắng đọng cứng (canxi và chất béo) hình thành trong thành động mạch, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông có hại. Vi chất còn giúp tăng mật độ xương chắc khỏe và hỗ trợ quá trình đông máu như K1.

Các loại thực phẩm đến từ động vật và thực phẩm lên men nhờ lợi khuẩn đường ruột sẽ bổ sung lượng vitamin K2 dồi dào. Bao gồm thịt gà, lươn, bơ, phô mai, mỡ lợn, lòng đỏ trứng, natto (đậu nành lên men của Nhật Bản rất giàu vitamin K2), gan bò và một số thực phẩm bổ sung dưới dạng OTC chiết xuất từ đậu nành lên men.

Cả hai loại vitamin K đều cần được bổ sung đều đặn mỗi ngày để hỗ trợ các chức năng cơ thể với nhau. Ở những người mắc các bệnh về tim mạch, hãy chú ý bổ sung nguồn vitamin K2 theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn thật cẩn thận. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện các triệu chứng nguy hiểm của bệnh lý.

Vitamin K3 là gì? Vitamin K3 có hại cho con người không? - 5
Bổ sung vitamin K2 rất có lợi cho bệnh nhân đang mắc các bệnh về tim mạch

Về liều lượng sử dụng hằng ngày, viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia khuyến nghị cụ thể theo các độ tuổi như sau, bạn có thể tham khảo: 

Độ tuổi

Liều lượng bổ sung vitamin K

Trẻ em 0-6 tháng

02 microgam/ngày

Trẻ 7-12 tháng

2,5 microgam/ngày

Trẻ em 01-3 tuổi

30 microgam/ngày

Trẻ em 4-8 tuổi

55 microgam/ngày

Trẻ em 9-13 tuổi

60 microgam/ngày

Trẻ vị thành niên (nam và nữ) 14-18 tuổi

75 microgam/ngày

Nữ 19 tuổi trở lên (mang thai hoặc đang cho con bú)

90 microgam/ngày

Nữ dưới 19 tuổi (có thai hoặc đang cho con bú)

75 microgam/ngày

Nam giới từ 19 tuổi trở lên

120 microgam/ngày

Vitamin K3 là gì? Vitamin K3 có hại cho con người không? - 6
Rau xanh và dầu hạt chứa nhiều vitamin K, bạn có thể sử dụng trong bữa ăn hằng ngày

Các khuyến nghị này dựa trên nhu cầu tối thiểu về vitamin K để ngăn ngừa các triệu chứng thiếu hụt như chảy máu. Đặc biệt, những người đang sử dụng các loại thuốc như warfarin và các thuốc chống đông máu khác không nên tự ý sử dụng vitamin K để tránh tương tác nguy hiểm. Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng kháng sinh, họ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên môn về việc sử dụng vitamin K để đạt được hiệu quả hồi phục nhanh chóng và an toàn.

Tổng kết

Vitamin K3 tuy là một trong những dạng vi chất thuộc nhóm vitamin K nhưng tác hại của chúng gây nên trên con người rất nguy hiểm. Bài viết trên mong sẽ đem đến những kiến thức quan trọng để bạn phân biệt được những vitamin nào là cần thiết cho mình và không nên sử dụng những loại thực phẩm chức năng chứa vitamin K3 không rõ nguồn gốc. Nếu cần tìm hiểu thêm về nhóm vitamin này, bạn đừng bỏ qua những bài viết mới được cập nhật thường xuyên trên website của Bestme nhé!

Tham khảo:

Vitamin K3 (Menadione): Benefits, Uses, and Side Effects 

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-k/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5494092/

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh