Vitamin tan trong dầu là gì? Các loại vitamin tan trong dầu

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ năm, 03/08/2023, 22:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 09/08/2023, 15:14 (+07:00)


Vitamin tan trong dầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực, tham gia vào quá trình làm đông máu, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư,... Việc bổ sung thêm lượng vitamin tan trong dầu đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay bởi những lợi ích to lớn về mặt sức khỏe mà vi chất này mang lại.

Vậy vitamin tan trong dầu là gì? Có những loại nào? Hãy cùng Bestme tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Vitamin tan trong dầu là gì?

1.1 Tìm hiểu vitamin tan trong dầu là gì?

Vitamin tan trong dầu là loại khoáng chất đặc biệt chỉ có thể hòa tan trong dầu. Cơ thể của chúng ta hấp thụ loại vitamin này thông qua các mô mỡ và chất béo. Nếu như cơ thể không hấp thụ được chất béo thì cũng sẽ khó để hấp thụ loại khoáng chất này, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin tan trong dầu ở cơ thể.

Vitamin tan trong dầu là loại khoáng chất đặc biệt chỉ có thể hòa tan trong dầu
Vitamin tan trong dầu là loại khoáng chất đặc biệt chỉ có thể hòa tan trong dầu

1.2 Đặc điểm của vitamin tan trong dầu

Tên gọi của loại khoáng chất này cũng đã nói lên đặc điểm nổi bật của nó: Các loại vitamin này chỉ được hấp thụ cùng với chất béo có trong thực phẩm. Trước khi được hấp thụ vào máu, vitamin tan trong dầu sẽ nhờ sự hỗ trợ của chất béo để hấp thu vào bạch huyết trước.

Vitamin tan trong dầu có khả năng dự trữ trong cơ thể, vì vậy chúng ta có thể hấp thụ một lượng lớn trong một thời điểm để cơ thể dùng dần. Tuy nhiên, chú ý bổ sung đúng liều lượng vì nếu bổ sung quá nhiều, trong một thời gian dài sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc. 

Ngoài ra, vitamin tan trong dầu có đặc điểm nổi bật là bền với nhiệt độ hơn, vì thế ít bị mất đi trong quá trình chế biến. Nhờ đó chúng ta có thể bổ sung hàng ngày thông qua các loại thực phẩm.

Các loại vitamin tan trong dầu chỉ được hấp thụ cùng với chất béo có trong thực phẩm
Các loại vitamin tan trong dầu chỉ được hấp thụ cùng với chất béo có trong thực phẩm

2. Vai trò của vitamin tan trong dầu đối với cơ thể

Vitamin tan trong dầu gồm rất nhiều nhóm vitamin khác nhau nên chức năng, vai trò cũng sẽ có sự khác biệt. Về cơ bản, khi được bổ sung với liều lượng thích hợp, vitamin tan trong dầu sẽ giúp những chức năng trong cơ thể hoạt động bình thường. 

Đồng thời, loại vitamin này cũng đóng vai trò như một chất oxy hóa, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng lão hóa của các tế bào. Bên cạnh đó, vitamin tan trong dầu còn giúp ngăn ngừa stress oxy hóa hiệu quả, giúp bảo vệ sự tấn công của các gốc tự do với axit béo trong màng tế bào.

Vitamin tan trong dầu giúp mọi chức năng của cơ thể hoạt động bình thường
Vitamin tan trong dầu giúp mọi chức năng của cơ thể hoạt động bình thường

3. Các loại vitamin tan trong dầu

Vitamin tan trong dầu được chia ra làm 4 loại bao gồm vitamin A, E, D và K. Mỗi loại có một vai trò khác nhau tham gia vào hoạt động của cơ thể. Đặc điểm và vai trò của từng loại vitamin tan trong dầu như sau:

3.1 Vitamin A

Vitamin A là loại vitamin tan trong dầu đóng vai trò duy trì thị lực khỏe mạnh. Nếu thiếu hụt lượng vitamin này, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề về thị lực, thậm chí là mù lòa.

Công dụng của Vitamin A:

  • Duy trì thị lực: Vitamin A rất cần thiết để các tế bào có thể cảm nhận được ánh sáng, đồng thời tham gia vào quá trình hình thành nước mắt.
  • Tăng cường miễn dịch: Thiếu hụt loại vitamin này sẽ khiến cơ thể trở nên mỏi mệt, các chức năng miễn dịch suy yếu và tăng khả năng bị bệnh.
  • Phát triển cơ thể: Vitamin A giúp kích thích sự phát triển của các tế bào, thiếu hụt loại vitamin này có thể gây chậm phát triển ở trẻ em.
  • Kích thích mọc tóc: Vitamin A tham gia vào quá trình phát triển của tóc, nếu thiếu loại dưỡng chất này sẽ dễ gặp phải tình trạng rụng tóc.
Vitamin A là loại vitamin tan trong dầu đóng vai trò duy trì thị lực khỏe mạnh
Vitamin A là loại vitamin tan trong dầu đóng vai trò duy trì thị lực khỏe mạnh

Phân loại vitamin A:

  • Vitamin A đã chuyển hóa: Retinol và retinyl ester, được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật.
  • Tiền chất vitamin A: Tìm thấy trong các loại thực vật như rau củ, trái cây, dầu.

3.2 Vitamin D

Vitamin D còn được gọi với cái tên “Vitamin ánh nắng”, bởi nó được sản xuất ra khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Loại vitamin tan trong dầu này giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa những bệnh lý về xương.

Công dụng của vitamin D:

  • Duy trì mật độ xương: Vitamin D tham gia vào quá trình điều chỉnh lưu thông của canxi và photpho. Những hợp chất này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Điều hòa hệ miễn dịch: Vitamin giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất từ việc ăn uống tốt hơn.

Vitamin D thường có có 2 dạng chính:

  • Vitamin D2: Tìm thấy trong một số loại thực vật
  • Vitamin D3: Tìm thấy trong các loại thực phẩm từ động vật như trứng, dầu cá,... 
Vitamin D còn được gọi với cái tên “Vitamin ánh nắng”
Vitamin D còn được gọi với cái tên “Vitamin ánh nắng”

3.3 Vitamin E

Vitamin E là một chất oxy hóa, giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể - Một phần nguyên nhân gây ra các tế bào ung thư. Vì vậy đây là một trong những loại vitamin tan trong dầu có thể ngăn ngừa ung thư.

Công dụng của vitamin E:

  • Đóng vai trò là chất oxy hóa: Giúp ngăn chặn tình trạng oxy hóa, bảo vệ các axit béo khỏi sự tấn công của gốc tự do.
  • Chất làm loãng máu: Vitamin A có thể làm giảm khả năng đông của máu.

Phân loại vitamin E:

Vitamin E chia ra làm 2 nhóm bao gồm:

  • Tocopherol: Gồm các dưỡng chất Alpha-tocopherol, beta-tocopherol, gamma-tocopherol và delta-tocopherol.
  • Tocotrienol: Gồm các dưỡng chất Alpha-tocotrienol, beta-tocotrienol, gamma-tocotrienol và delta-tocotrienol.
Vitamin E là một chất oxy hóa, giúp tiêu diệt các gốc tự do 
Vitamin E là một chất oxy hóa, giúp tiêu diệt các gốc tự do 

3.4 Vitamin K 

Vitamin K có chức năng làm đông máu, ngăn ngừa tình trạng chảy máu từ những vết thương. 

Tác dụng của vitamin K:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Duy trì sức khỏe của xương khớp, tăng độ dẻo dai.
  • Giảm thiểu tình trạng tích tụ canxi trong máu.

Phân loại vitamin K:

  • Vitamin K1 (phylloquinone): Tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
  • Vitamin K2 (menaquinone): Tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và sản phẩm từ đậu nành lên men.
Vitamin K có chức năng làm đông máu
Vitamin K có chức năng làm đông máu

4. Cách bổ sung các loại vitamin tan trong dầu

4.1 Cách bổ sung vitamin A

Liều dùng vitamin A khuyến nghị hàng ngày theo độ tuổi:

  • Đối với trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng): 400 – 500 microgam (mcg)
  • Đối với trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 300 mcg
  • Đối với trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 400 mcg
  • Đối với trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 600 mcg
  • Đối với phụ nữ trưởng thành: 700 mcg
  • Đối với đàn ông trưởng thành: 900 mcg

Bạn có thể hấp thụ vitamin A trong các thực phẩm từ động vật như: Dầu gan cá, gan động vật, bơ… Và các loại thực phẩm có chứa các hợp chất pro-vitamin A như cải xoăn, cà rốt và rau bó xôi.

4.2 Cách bổ sung vitamin D

  • Bổ sung bằng cách tắm nắng

Cơ thể bạn có thể tự sản xuất ra lượng vitamin cần thiết khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tự nhiên. Tuy nhiên, việc bôi kem hay mặc áo chống nắng có thể làm giảm lượng vitamin D được sản xuất bởi làn da của bạn.

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng
Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng
  • Bổ sung bằng các thực phẩm giàu vitamin D

Ngoài cách tắm nắng, vitamin D còn được tìm thấy trong những loại thực phẩm hàng ngày. Một số loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D như cá béo, dầu cá, hoặc sữa tăng cường vitamin D.

  • Bổ sung bằng TPCN

Đối với những người bận rộn không có thời gian để tắm nắng hay chuẩn bị các thực phẩm giàu vitamin D thì thực phẩm chức năng là một sự lựa chọn tối ưu nhất. Chỉ với 1 lần uống thực phẩm chức năng là bạn đã có thể bổ sung vừa đủ hàm lượng vitamin D được khuyến nghị mỗi ngày.

4.3 Cách bổ sung vitamin E

Liều dùng vitamin E khuyến nghị mỗi ngày theo độ tuổi:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 4 miligam (mg)
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 5 mg
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 6 mg
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 7 mg
  • Người 14 tuổi trở lên: 15 mg

Thực phẩm có chứa vitamin E:

Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, đậu và dầu thực vật. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này qua các loại thực phẩm khác như quả hạnh, dầu mầm lúa mì, hạt phỉ (hazelnut), dầu hoặc hạt hướng dương.

4.4 Cách bổ sung vitamin K

Liều dùng vitamin K khuyến nghị hàng ngày theo độ tuổi:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2 mcg
  • Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi: 2,5 mcg
  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 30 mcg
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 55 mcg
  • Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 60 mcg
  • Trẻ em từ 14 – 18 tuổi: 75 mcg
  • Phụ nữ trưởng thành: 90 mcg
  • Đàn ông trưởng thành: 120 mcg

Thực phẩm giàu vitamin K:

Vitamin K1 chủ yếu tìm thấy ở các loại rau xanh. Còn Vitamin K2 thường được tìm thấy ở những thực phẩm có nguồn gốc động vật và các sản phẩm từ đậu nành lên men.

Bổ sung vitamin K bằng cách ăn nhiều rau xanh
Bổ sung vitamin K bằng cách ăn nhiều rau xanh

5. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin tan trong dầu

Để các loại vitamin tan trong dầu có thể phát huy tối đa công dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những chuyên gia y tế để có một bảng kế hoạch thực đơn ăn uống hàng ngày đảm bảo đủ lượng vitamin tan trong dầu.
  • Kiểm soát liều lượng khi bổ sung các chế phẩm có chứa hàm lượng vitamin tan trong dầu. Mức vitamin tan trong dầu nạp vào không nên vượt quá 5 lần mức khuyến nghị hàng ngày.
  • Vitamin tan trong dầu A, D, E và K khi tích trữ trong cơ thể thời gian dài có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và liệu trình sử dụng các loại vitamin này.
  • Nên bổ sung các loại vitamin tan trong dầu dưới dạng hỗn hợp chứ không nên dùng các chất đơn lẻ để đạt hiệu quả tốt hơn.
Một số lưu ý khi bổ sung vitamin tan trong dầu
Một số lưu ý khi bổ sung vitamin tan trong dầu

Tổng kết

Vitamin tan trong dầu là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến của các y bác sĩ để nắm được liều lượng phù hợp dành cho mình. Đừng quên truy cập trang web của Bestme để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về sức khỏe và sắc đẹp nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?

Viên uống nội tiết tố là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn có thực sự cần thiết và an toàn? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơ

Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?
Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?

Sâm maca là gì và có những công dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Bestme tìm câu trả lời ngay nhé!

Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân
Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về thành phần nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta cùng những công dụng mà nó mang lại nhé!   

Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản
Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp tuyệt vời giữa nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta và sâm Maca cùng công dụng tuyệt vời mà hai th&ag

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?
Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về hai dưỡng chất này để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm đẹp và chăm s&o

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n