Gợi ý cách làm bánh chưng gạo lứt healthy tốt cho sức khỏe
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 10/01/2024, 18:00 (+07:00)
1. Bánh chưng gạo lứt là gì?
2. Cách làm bánh chưng gạo lứt
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
2.2. Các bước làm bánh chưng gạo lứt
3. Yêu cầu thành phẩm
4. Công dụng của bánh chưng gạo lứt đối với sức khỏe
Tổng kết
Với những ai đang trong chế độ giảm cân thì bánh chưng gạo lứt là lựa chọn phù hợp cho mùa Tết này. Sử dụng gạo lứt thay cho gạo nếp truyền thống sẽ giúp món ăn giảm bớt hàm lượng calo. Hãy cùng Bestme tìm hiểu cách làm bánh chưng gạo lứt chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Bánh chưng gạo lứt là gì?
Bánh chưng gạo lứt là loại bánh được làm tương tự như bánh chưng truyền thống. Phần nhân gồm thịt ba chỉ, đậu xanh, hạt tiêu, và được bọc trong lá dong xanh. Điểm khác biệt ở loại bánh này là thay vì sử dụng gạo nếp, bánh chưng gạo lứt thay thế lớp vỏ bằng các loại gạo lứt khác nhau như gạo lứt đen, gạo lứt tím hoặc gạo lứt đỏ.
Bánh chưng gạo lứt ngày càng được ưa chuộng hơn bởi hàm lượng calo thấp của bánh phù hợp với những người ăn kiêng, giảm cân hoặc người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy rằng lớp cám lụa màu nâu đặc trưng của gạo lứt chứa đến hơn 90% các chất dinh dưỡng, chủ yếu là vitamin và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cao gấp đôi so với các loại gạo thông thường.
Khi thưởng thức bánh chưng gạo lứt, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đáng kể lượng năng lượng thừa dung nạp vào cơ thể. Acid alpha lipoic trong gạo lứt giúp chuyển hóa chất béo, hỗ trợ giải phóng mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả hơn so với gạo trắng. Bánh chưng gạo lứt có lượng calo thấp hơn so với bánh chưng truyền thống, dao động từ 1000 kcal đến 2100 kcal, trong khi bánh chưng truyền thống có đến 3000 kcal. Vì vậy, bạn có thể thoải mái thưởng thức món ăn này mà không sợ béo.
2. Cách làm bánh chưng gạo lứt
Bánh chưng gạo lứt ngày càng được nhiều người yêu thích đặc biệt là với những người ăn kiêng và giảm cân. Hương vị của bánh cũng ngon không kém bánh chưng truyền thống, thậm chí bánh chưng gạo lứt còn không bị nhanh ngấy. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm món ăn này:
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm bánh chưng gạo lứt tương tự như món bánh chưng truyền thống. Bạn có thể điều chỉnh tuỳ theo sở thích cá nhân. Thông thường, để làm loại bánh này, bạn cần chuẩn bị:
- Gạo lứt: 250g
- Đậu xanh: 50g
- Thịt ba chỉ heo: 150g
- Gia vị: hạt tiêu, dầu ăn, muối,...
- Lá dong, dây lạt
Tỷ lệ các nguyên liệu trên để làm 1 chiếc bánh chưng. Nếu bạn làm trong dịp Tết này thì có thể tăng số lượng nguyên liệu.
2.2. Các bước làm bánh chưng gạo lứt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, ngâm gạo lứt và đỗ xanh với nước lạnh rồi để qua đêm, khoảng từ 6 đến 8 tiếng.
- Bước kế tiếp, làm sạch lá rong rồi để ráo nước ở nơi khô thoáng và sạch sẽ.
- Rửa sạch thịt ba chỉ và thái thành các miếng dài, mỏng vừa ăn. Nếu muốn bánh dài, thái thịt theo chiều dọc thành miếng dài nhỏ; nếu muốn bánh vuông, thái thịt thành miếng nhỏ như khi xào.
- Bước kế tiếp, đun sôi nước rồi chần thịt ba chỉ trong khoảng 2 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
- Ướp thịt ba chỉ với 2 thìa cà phê hạt tiêu xay và 1 thìa cà phê hạt nêm hoặc muối ăn.
Bước 2: Làm nhân đỗ xanh
- Đỗ xanh đã được ngâm qua đêm rồi rửa sạch lại với nước và để ráo.
- Ngoài ra, bạn có thể hấp chín đỗ xanh rồi nắm thành từng viên để làm nhân bánh hoặc để đỗ sống để gói bánh.
Bước 3: Gói bánh chưng gạo lứt
- Để bánh có hình dạng đẹp, bạn cần chuẩn bị khuôn gói bánh chưng hình vuông.
- Xếp lá dong vào khuôn, gập ngang và đặt thẳng đứng theo đường thẳng vào bốn góc của khung bánh.
- Trải một lớp gạo lứt lên lá dong, thêm đỗ xanh và thịt ba chỉ, rồi tiếp tục trải một lớp đỗ xanh và gạo lứt.
- Gấp lá dong lại, buộc dây để giữ hình dạng bánh, nhưng không buộc quá chặt hoặc quá lỏng có thể khiến bánh bị vỡ trong quá trình luộc.
Bước 4: Luộc bánh chưng gạo lứt
- Lót nồi bằng lá dong, xếp bánh vào và đổ nước ngập mặt bánh. Luộc bánh trong 3-4 tiếng, lưu ý kiểm tra mực nước trong nồi và thêm nước nếu cần.
- Khi luộc được một nửa thời gian, đảo mặt bánh để chín đều. Sau khi luộc xong, vớt bánh ra, ngâm trong nước lạnh 5 phút, sau đó ép bánh trong 1 giờ để bánh chắc và thơm ngon.
Xem thêm: Gợi ý cách gói bánh chưng bằng lá chuối cực đơn giản
3. Yêu cầu thành phẩm
Bánh chưng gạo lứt có hương vị đặc trưng từ gạo lứt nguyên chất, thơm ngon, bùi bùi và ngậy ngậy. Khi cắt bánh, các lớp màu của bánh, nhân đậu xanh xen kẽ với nhau cực bắt mắt. Bạn có thể cảm nhận được độ dẻo, đậm vị của bánh chưng. Hãy thử tự tay làm ngay tại nhà để thưởng thức cùng gia đình trong dịp Tết này nhé!
4. Công dụng của bánh chưng gạo lứt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, nhiều chị em nội trợ lựa chọn bánh chưng gạo lứt thay vì bánh chưng truyền thống để giảm lượng calo cung cấp vào cơ thể trong dịp Tết. Những chiếc bánh chưng "healthy" này được làm gạo lứt, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng thấp, bạn có thể thoải mái ăn uống mà không lo tăng cân.
Gạo lứt là loại gạo đã trải qua quá trình xay xát, chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu và giữ lại lớp vỏ cám, nên nó đặc biệt giàu nguyên tố vi lượng. Các hạt gạo lứt này chứa nhiều chất xơ, giúp duy trì cảm giác no lâu, đặc biệt phù hợp cho những người ăn chay hoặc đang trong chế độ ăn kiêng.
Tổng kết
Bánh chưng gạo lứt với hương vị thơm ngon, mềm dẻo kết hợp với độ ngậy của đậu xanh và thịt ba chỉ mang đến một món ăn cực hấp dẫn. Bài viết trên, Bestme đã chia sẻ tới bạn công thức chi tiết làm món bánh chưng, hy vọng sẽ giúp bạn làm thành công món ăn này.
Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất về chủ đề chăm sóc sức khoẻ với những công thức nấu nướng mới nhất được Bestme cập nhật hàng ngày nhé!