8 tác hại của cây xạ đen và cách phòng tránh đơn giản nhất
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 28/03/2024, 16:00 (+07:00)
1. Cây xạ đen là gì?
2. Những tác hại của cây xạ đen
2.1 Làm tụt giảm huyết áp
2.2 Tác hại của cây xạ đen gây hoa mắt, chóng mặt
2.3 Gây căng thẳng, mệt mỏi
2.4 Gây tình trạng đầy bụng, đi ngoài
2.5 Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
2.6 Gây buồn ngủ
2.7 Có khả năng tương tác với một số loại thuốc
2.8 Gây buồn nôn và nôn
3. Ai không nên dùng cây xạ đen?
4. Cách phòng tránh tác dụng phụ của cây xạ đen
Tổng kết
Xạ đen là loại dược liệu quý có khả năng ức chế khối u, phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác hại của loại dược liệu này. Bài viết dưới đây, Bestme sẽ trình bày 8 tác hại của cây xạ đen và cách sử dụng an toàn nhất!
1. Cây xạ đen là gì?
Cây xạ đen là loại cây có nhiều tên gọi khác như cây quả nâu, bách giải, thanh giang đằng, dây gối, bạch vạn hoa,... Tên khoa học của xạ đen là Celastrus hindsii Benth et Hook, thuộc họ dây gối (Celastraceae). Tại Việt Nam, cây xạ đen mọc nhiều ở khu vực rừng núi, đặc biệt là các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình.
Theo nghiên cứu, cây xạ đen có chứa các hợp chất flavonoid, quinone và polyphenol có khả năng ức chế sự phát triển và hóa lỏng các tế bào ung thư, ngăn chặn hiệu quả sự hình thành của các khối u. Hợp chất saponin triterpenoid có trong xạ đen còn giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Ngày nay, cây xạ đen đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ; ổn định huyết áp; hỗ trợ trị các bệnh về cơ xương khớp, đau cột sống…
2. Những tác hại của cây xạ đen
Cây xạ đen có tác dụng phụ không? Dù giàu giá trị dinh dưỡng với sức khỏe là vậy, xạ đen vẫn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng hay sử dụng sai cách.
2.1 Làm tụt giảm huyết áp
Sử dụng xạ đen vượt quá liều lượng cho phép là nguyên nhân gây tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt. Bởi vậy nên bạn đọc lưu ý chỉ nên dùng sản phẩm thuốc hoặc trà từ xạ đen đúng liều lượng và sử dụng trong ngày, tránh để qua đêm.
2.2 Tác hại của cây xạ đen gây hoa mắt, chóng mặt
Sử dụng cây xạ đen quá mức có thể dẫn đến các tình trạng hoa mắt, chóng mặt và gây tụt huyết áp. Vì thế nhiều chuyên gia khuyến cáo người dùng nên giữ mức sử dụng dưới 70g xạ đen/ngày để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
2.3 Gây căng thẳng, mệt mỏi
Dù chỉ sử dụng hàm lượng tương đối nhẹ, nhưng việc uống quá xạ đen quá thường xuyên cũng có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, căng thẳng tinh thần.
2.4 Gây tình trạng đầy bụng, đi ngoài
Xạ đen được sơ chế không đúng cách có thể bị thiu hỏng, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và dẫn đến tình trạng đầy bụng, đi ngoài. Do đó, bạn không nên sử dụng bài thuốc xạ đen đã được để qua đêm để tránh tác hại của cây xạ đen với hẹ tiêu hóa!
2.5 Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Khi cơ thể nóng trong, nước trà xạ đen giúp cơ thể thanh lọc gan, phục hồi các chức năng của gan. Lúc này độc tố sẽ được thải qua đường da khiến cho cơ thể có biểu hiện như ngứa ngáy, khó chịu.
2.6 Gây buồn ngủ
Nước sắc xạ đen có công dụng an thần và gây nên tình trạng buồn ngủ, khiến cơ thể rơi vào tình trạng ngủ gật. Để tránh ảnh hưởng đến công việc và hoạt động ban ngày, bạn không nên uống nước xạ đen pha quá đặc vào buổi sáng.
2.7 Có khả năng tương tác với một số loại thuốc
Sử dụng lá xạ đen khi đang điều trị một số bệnh lý có khả năng tương tác thuốc làm cho thuốc tăng hoặc giảm tác dụng điều trị, hoặc làm phát sinh một số tác dụng gây nguy hại người bệnh.
2.8 Gây buồn nôn và nôn
Kèm theo những tác hại của cây xạ đen thường gặp bên trên, việc sử dụng quá liều còn khiến cơ thể có cảm giác buồn nôn hay liên tục nôn.
3. Ai không nên dùng cây xạ đen?
Dù được coi là “thần dược lành tính” nhưng xạ đen vẫn có các tác dụng phụ không mong muốn như hạ huyết áp, đầy bụng, đi ngoài. Dưới đây là một số đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng xạ đen:
- Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Những người đang bị tiêu chảy hay đại tiện phân lỏng cần tránh sử dụng lá xạ đen.
- Người bị bệnh thận: Lá xạ đen có thể khiến chức năng của thận bị suy giảm.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ dưới 5 tuổi: Độc tố có trong xạ đen có thể truyền từ mẹ bầu vào thai nhi hay con nhỏ qua đường bú sữa mẹ nên để tránh các ảnh hưởng không tốt tới thai nhi thì phụ nữ có thai, đang cho con bú cần hạn chế dùng thực phẩm này.
- Người bị huyết áp thấp: Xạ đen có tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp nên người bị huyết áp nên tránh sử dụng xa đen để đề phòng hạ huyết áp.
4. Cách phòng tránh tác dụng phụ của cây xạ đen
Để phòng tránh tác dụng phụ của xạ đen, bạn hãy tuân thủ các lưu ý dưới đây khi sử dụng loại thảo dược này nhé!
- Chỉ sử dụng lá xạ đen chất lượng, rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Sử dụng đúng liều lượng cho phép để tránh tình trạng hoa mắt, chóng mặt hoặc tụt huyết áp.
- Nước hoặc trà được sắc từ cây xạ đen nên được sử dụng hết trong ngày. Tuyệt đối không uống nước xạ đen để qua đêm bởi có thể gây đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Không uống nước xạ đen chung với các loại đồ uống chứa cồn hay thức ăn có chứa đậu xanh, măng chua, rau muống, cà pháo,...
- Nếu đang điều trị bất kỳ bệnh lý nào, cần sử dụng nước xạ đen và thuốc cách nhau tối thiểu 30 phút để hạn chế tình trạng tương tác thuốc cũng như giảm hiệu quả của thuốc.
Tổng kết
Bài viết trên đây đã bật mí 8 tác hại của cây xạ đen và cách phòng tránh đơn giản nhất. Bestme mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt là những ai đang tìm hiểu về cây thuốc này.
Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!