20 dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi ở người lớn
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 03/10/2024, 16:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 03/10/2024, 17:05 (+07:00)
1. Triệu chứng, dấu hiệu thiếu canxi
1.1 Chuột rút
1.2 Mất ngủ
1.3 Mệt mỏi
1.4 Da khô
1.5 Sâu răng, mọc răng chậm
1.7 Móng tay yếu, dễ gãy
1.8 Dậy thì muộn
1.9 Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên
1.10 Chóng mặt
1.11 Hay cáu gắt, khó chịu
1.12 Chứng loãng xương
1.13 Cao huyết áp
1.14 Vấn đề liên quan tới đại tràng
1.15 Thiếu canxi gây co giật và vấn đề thần kinh khác
1.16 Đau nhức xương khớp
1.17 Nhịp tim không đều
1.18 Tê và ngứa ran ngón tay, ngón chân
1.19 Khó nuốt
1.20 Dễ bị ốm
2. Nguyên nhân bị thiếu canxi
2.1 Không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
2.2 Do mắc chứng rối loạn chuyển hóa calci
3. Thiếu canxi nên ăn và không nên ăn gì?
4. Người lớn thiếu canxi nên uống gì?
Tổng kết
Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các triệu chứng và dấu hiệu xuất hiện. Trong bài viết này, Bestme sẽ chia sẻ 20 triệu chứng thiếu canxi và cách bổ sung canxi tốt nhất để giữ cho hệ xương khớp của bạn luôn chắc khỏe.
1. Triệu chứng, dấu hiệu thiếu canxi
Thiếu canxi gây ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng mà bạn cần lưu ý để bổ sung canxi kịp thời cho cơ thể.
1.1 Chuột rút
Chuột rút là tình trạng cơ bắp bị co cứng, gây đau đớn và thường xảy ra bất ngờ ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Đây là triệu chứng phổ biến thường gặp khi cơ thể thiếu calci, do loại khoáng chất này tham gia vào việc kích thích các sợi cơ, giúp chúng hoạt động một cách chính xác và hiệu quả.
Thiếu hụt canxi thường dễ gây ra chuột rút
Nếu thiếu hụt canxi, cơ bắp sẽ không hoạt động đúng cách, dẫn đến những cơn chuột rút đau đớn. Do đó, bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng để ngăn ngừa và điều trị triệu chứng chuột rút.
1.2 Mất ngủ
Mất ngủ là biểu hiện thiếu canxi khá phổ biến, gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu và thức dậy quá sớm. Canxi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất melatonin, một hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ.
Khi cơ thể thiếu calci, việc sản xuất melatonin có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến cơ thể gặp các vấn đề về giấc ngủ. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày và tuân thủ các thói quen ngủ tốt để ngăn ngừa triệu chứng này và đảm bảo giấc ngủ ngon.
Mất ngủ là tình trạng thiếu canxi ở người lớn khá phổ biến
1.3 Mệt mỏi
Mệt mỏi là một triệu chứng có vẻ đơn giản, tuy nhiên thực tế khá phức tạp. Rất nhiều triệu chứng trong danh sách này là kết quả từ mệt mỏi, bao gồm đau nhức cơ thể, căng cứng cơ, tâm trạng chán nản,... Với người bị thiếu canxi, mệt mỏi là kết quả của việc tế bào bị thiếu dinh dưỡng.
1.4 Da khô
Thiếu canxi có thể làm cho làn da trở nên khô ráp, bong tróc, vì canxi là một yếu tố quan trọng trong việc giữ cho tế bào da khỏe mạnh và đàn hồi. Canxi cũng tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất một số chất bảo vệ da như lipid và collagen, giúp giữ cho da được ẩm và săn chắc.
Ngoài ra, thiếu hụt canxi cũng có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng và viêm nhiễm. Vì vậy, bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng để giúp duy trì sức khỏe da, giảm thiểu tình trạng da khô và nhạy cảm.
1.5 Sâu răng, mọc răng chậm
Trong quá trình hình thành răng, canxi và phốt pho là hai yếu tố cần thiết để tạo ra một cấu trúc răng chắc khỏe. Nếu cơ thể thiếu canxi thì quá trình hình thành răng sẽ bị gián đoạn hoặc chậm lại, gây ra tình trạng mọc răng chậm.
Sâu răng là biểu hiện phổ biến khi cơ thể thiếu hụt canxi
Đồng thời, khi thiếu hụt canxi, mức độ canxi trong nước bọt cũng sẽ giảm, làm cho men răng trở nên yếu và dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây sâu răng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sâu răng và giảm chức năng bảo vệ của men răng.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng, bạn cần bổ sung calci trong chế độ ăn uống hàng ngày, đồng thời duy trì một chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý.
1.6 Đau cơ và co thắt
Canxi giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả, co lại và thư giãn. Do đó, thiếu canxi sẽ gây đau nhức cơ, cứng khớp và co thắt nhiều hơn.
1.7 Móng tay yếu, dễ gãy
Canxi đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của móng tay. Do đó, thiếu canxi làm giảm độ cứng và dẻo dai, khiến móng tay trở nên mỏng, yếu và dễ bị gãy vỡ. Để duy trì sức khỏe của móng tay, cần bổ sung đủ canxi hàng ngày.
Ngoài ra, cần bảo vệ móng tay khỏi các tác động bên ngoài bằng cách sử dụng găng tay khi làm việc nặng hoặc tiếp xúc với hóa chất và chất tẩy rửa. Việc chăm sóc móng tay bằng cách cắt móng tay đúng cách, không cắt quá sâu và đánh bóng thường xuyên cũng giúp bảo vệ và giữ cho móng tay luôn khỏe mạnh.
1.8 Dậy thì muộn
Dậy thì đánh dấu cơ thể của trẻ bắt đầu phát triển toàn diện và thường bắt đầu ở độ tuổi từ 7-13 với nữ, 9-15 với nam. Dậy thì muộn là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm như thông thường mà muộn hơn so với các bạn bè đồng trang lứa.
Dậy thì muộn có thể là triệu chứng thiếu hụt canxi thường gặp ở nữ giới
Thiếu canxi được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu để khẳng định thiếu khoáng chất này gây dậy thì muộn. Bên cạnh đó, dậy thì muộn cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm di truyền, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe tổng thể, stress và các vấn đề về hormone.
1.9 Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên
Thiếu canxi có thể làm tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt do canxi gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nội tiết tố. Canxi là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe của các tế bào và cơ quan trong cơ thể, bao gồm các tế bào trong hệ thống nội tiết tố.
Khi gặp bệnh lý này, hệ thống nội tiết tố có thể bị ảnh hưởng và hoạt động không đúng cách, gây ra các vấn đề về kinh nguyệt như: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, đau bụng kinh,...
Ngoài ra, thiếu hụt canxi cũng có thể làm giảm hấp thụ và sử dụng estrogen trong cơ thể, đây là một hormone quan trọng giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Việc thiếu estrogen có thể dẫn đến các vấn đề về kinh nguyệt.
Vì vậy, việc duy trì một chế độ ăn uống giàu canxi và các chất dinh dưỡng khác rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ.
✔️✔️✔️THAM KHẢO NGAY : Biểu hiện thiếu canxi ở bà bầu
1.10 Chóng mặt
Canxi là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe của các tế bào và cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tế bào thần kinh. Khi cơ thể thiếu calci, hệ thống thần kinh có thể bị ảnh hưởng và gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mất cân bằng hay hoa mắt khi đứng dậy hoặc thay đổi tư thế nhanh chóng.
Chóng mặt là một trong những dấu hiệu phổ biến khi cơ thể thiếu calci
Hơn nữa, thiếu canxi có thể gây giảm sự kích thích của thần kinh và làm chậm quá trình truyền tin hiệu giữa các tế bào thần kinh, gây ra triệu chứng khác như mất ngủ, mệt mỏi và cảm giác mất tập trung.
Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng chóng mặt thường xuyên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
1.11 Hay cáu gắt, khó chịu
Cáu gắt, khó chịu hay lo lắng đều là triệu chứng phổ biến khi cơ thể thiếu nguồn khoáng chất canxi. Do canxi gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương.
Cụ thể hơn, canxi sẽ tác động đến mức độ sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng liên quan đến tâm trạng và cảm xúc. Mức độ thấp của serotonin có thể gây ra các triệu chứng của trầm cảm và lo lắng.
1.12 Chứng loãng xương
Loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng ít. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng loãng xương.
Thiếu hụt canxi có thể gây ra chứng loãng xương
Cơ thể không được cung cấp đủ canxi thì lượng canxi tự nhiên trong xương sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan và tế bào khác. Điều này dẫn đến giảm độ dày và sức mạnh của xương, khiến cho chúng trở nên dễ vỡ và dễ gãy hơn. Do đó, tình trạng này kéo dài sẽ phát triển thành chứng loãng xương.
1.13 Cao huyết áp
Cao huyết áp là triệu chứng không thường gặp khi cơ thể thiếu khoáng chất canxi. Canxi là một trong những yếu tố cần thiết cho sự co bóp và giãn nở của cơ và mạch máu.
Khi thiếu loại khoáng chất này, mạch máu có thể trở nên cứng và không thể mở rộng hoặc co lại đủ để điều chỉnh lưu lượng máu chảy qua. Điều này dẫn đến áp lực máu tăng và góp phần làm tăng huyết áp.
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu calci, hệ thống nội tiết của cơ thể có thể sản xuất quá nhiều hoóc-môn nang tuyến gây tăng áp huyết.
1.14 Vấn đề liên quan tới đại tràng
Cơ thể thiếu canxi sẽ gây ra một số vấn đề liên quan đến đại tràng như: Táo bón, tiêu chảy hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của niêm mạc đại tràng. Canxi là yếu tố quan trọng trong quá trình co bóp của cơ trơn trong thành ruột và đại tràng. Khi thiếu, hoạt động của đại tràng có thể bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
Tình trạng bệnh lý này còn gây kích thích các tế bào thần kinh trong niêm mạc đại tràng, dẫn đến tình trạng viêm và ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc đại tràng. Để giảm thiểu nguy cơ các vấn đề về đại tràng, bạn cần bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
1.15 Thiếu canxi gây co giật và vấn đề thần kinh khác
Thiếu canxi có thể gây ra những vấn đề liên quan tới thần kinh vì canxi là một khoáng chất cần thiết cho việc điều tiết hoạt động của các tế bào thần kinh trong cơ thể. Các tế bào thần kinh trong cơ thể cần canxi để truyền tín hiệu và điều tiết hoạt động của cơ thể.
Nồng độ canxi trong máu thấp có thể gây rối loạn thần kinh
Canxi còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của tế bào thần kinh và giúp chúng giảm độ nhạy cảm với các tín hiệu bên ngoài. Khi thiếu khoáng chất canxi, các tế bào thần kinh có thể trở nên quá nhạy cảm và gây ra những vấn đề liên quan tới thần kinh như lo lắng, stress, mất ngủ và trầm cảm.
Cùng với đó còn là nguy cơ sương mù não, lú lẫn hoặc co giật, bao gồm cả co giật thanh quản.
1.16 Đau nhức xương khớp
Canxi là khoáng chất giúp duy trì sức khỏe xương khớp hiệu quả. Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ khó khăn trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống xương khớp, dẫn đến những vấn đề như đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, thiếu calci còn có thể làm giảm hoạt động của các tế bào trong khớp, làm cho chúng dễ bị tổn thương và viêm. Khi khớp bị viêm hoặc bị tổn thương, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy và xuất hiện cảm giác khó chịu khi di chuyển.
1.17 Nhịp tim không đều
Canxi là một trong những chất cần thiết để giúp cơ tim hoạt động bình thường. Thiếu nguồn khoáng chất này có thể làm suy yếu cơ tim, dẫn đến nhịp tim không đều, đặc biệt là tăng nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu hụt canxi
Khi cơ tim không đủ mạnh để đẩy máu đi qua các mạch máu, cơ thể cũng sẽ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
1.18 Tê và ngứa ran ngón tay, ngón chân
Thiếu canxi có bị tê tay chân không? Khi thiếu canxi, có thể xảy ra tình trạng các dây thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở các chi (bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân). Từ đó gây cảm giác ngứa ran và tê ngón tay, ngón chân.
1.19 Khó nuốt
Canxi là khoáng chất có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ và thần kinh trong họng và niệu quản. Khi thiếu canxi, các cơ trong niệu quản và họng có thể bị suy yếu và không hoạt động tốt. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc điều hòa lưu thông không khí và thức ăn qua cổ họng và niệu quản, gây ra cảm giác khó nuốt hoặc đau.
Ngoài ra, thiếu hụt canxi cũng có thể gây ra việc tăng sản xuất axit dạ dày, làm tăng nguy cơ đau dạ dày và khó tiêu hóa. Các triệu chứng này cũng có thể gây ra khó khăn trong việc nuốt thức ăn và đồ uống.
1.20 Dễ bị ốm
Thiếu hụt canxi có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm. Canxi tham gia vào nhiều quá trình miễn dịch, bao gồm sản xuất tế bào miễn dịch, phát triển tế bào T và B và sản xuất kháng thể.
Cơ thể không được cung cấp đủ canxi nên dễ mắc một số bệnh lý
Nếu thiếu calci, các tế bào miễn dịch sẽ không hoạt động hiệu quả, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác. Do đó, khi cơ thể không đủ canxi, nó có thể dễ dàng bị nhiễm trùng hoặc mắc nhiều bệnh lý khác.
2. Nguyên nhân bị thiếu canxi
Thiếu canxi thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính là không đảm bảo đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày và mắc chứng rối loạn chuyển hóa calci. Cùng tham khảo kỹ hơn về 2 nguyên nhân gây thiếu hụt canxi này nhé!
2.1 Không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Nhu cầu canxi được khuyến nghị cho người trưởng thành cần bổ sung hàng ngày là 1.200mg và 1.500mg cho người cao tuổi. Theo khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng tại Hoa Kỳ cho thấy hơn 80% người cao tuổi và khoảng 43% dân số Hoa Kỳ nói chung có khẩu phần ăn chứa canxi ít hơn khuyến cáo.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được xếp vào nhóm quốc gia có khẩu phần ăn thiếu hụt canxi. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn uống của người Việt Nam hiện nay tiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữa còn khá thấp, khẩu phần của hầu hết người dân chỉ đạt 50-60% lượng canxi khuyến cáo.
Không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu calci
2.2 Do mắc chứng rối loạn chuyển hóa calci
Chuyển hóa calci là quá trình cơ bản để cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi. Khi quá trình này bị rối loạn, cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết, dẫn đến thiếu hụt canxi.
Rối loạn chuyển hóa calci có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, bệnh thận, hoặc sử dụng thuốc như corticosteroid trong thời gian dài. Việc điều trị rối loạn chuyển hóa calci sẽ giúp cải thiện hấp thụ canxi và ngăn ngừa thiếu canxi.
3. Thiếu canxi nên ăn và không nên ăn gì?
Thiếu canxi ở người lớn nên ăn gì? Để giải đáp thắc mắc này, cùng Bestme tìm hiểu một số nguồn thực phẩm giàu canxi mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Các loại rau lá xanh: cải bó xôi, củ cải xanh, cải xoăn, cải thảo, bông cải xanh,...
- Các loại hải sản: cá hồi, cá trích, tôm, cua, ghẹ,...
- Các loại đậu
- Các loại hạt: hạnh nhân, hạt chia,...
- Thực phẩm giàu vitamin D như: Trứng, nấm, cá,... Do vitamin D là nguồn khoáng chất quan trọng giúp gia tăng sự hấp thụ canxi trong cơ thể.
Những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn uống cho người thiếu hụt canxi
Bên cạnh những nguồn thực phẩm này, bạn cũng nên chú ý và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, bao gồm:
- Thức ăn chứa nhiều muối: thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh và thịt chế biến sẵn. Muối sẽ kéo canxi cùng đào thải ra khỏi cơ thể, gây mất lượng lớn canxi và phân hủy xương.
- Nước ngọt. Để cân bằng lượng phốt phát lớn trong nước ngọt, cơ thể sẽ sử dụng canxi. Đồng thời, lượng canxi này cũng sẽ dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể.
- Rượu, bia và các chất kích thích. Đây là nguồn thực phẩm xấu đối với sức khỏe. Chúng sẽ ức chế sự hấp thụ canxi và phá vỡ sự cân bằng canxi trong cơ thể.
⭐⭐⭐ĐỌC CHI TIẾT HƠN : Các thực phẩm giàu canxi
4. Người lớn thiếu canxi nên uống gì?
Để bổ sung canxi cho cơ thể, người trưởng thành có thể lựa chọn sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, đây là nguồn thực phẩm giàu canxi. Nước ép hay sinh tố từ các loại trái cây cũng cung cấp hàm lượng lớn canxi cho cơ thể, một cốc nước cam có thể chứa đến 349mg/ cốc.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung canxi thông cho người lớn qua đường uống với những sản phẩm thực phẩm chức năng. Một sản phẩm bổ sung canxi an toàn cho cơ thể mà Bestme muốn gợi ý cho bạn là Viên uống bổ sung canxi DHC Calcium + CBP.
Sản phẩm Viên uống canxi DHC Calcium + CBP
product_sku=4511413405178
Sản phẩm cung cấp nguồn canxi tốt cho cơ thể từ bột vỏ trứng, chỉ với 4 viên mỗi ngày đã bổ sung khoảng 370mg canxi. Kết hợp với thành phần CBP (một loại whey protein tự nhiên) được chứng minh là có quan hệ mật thiết tới tỉ lệ chuyển hóa canxi trong xương.
Khi cơ thể hấp thụ đồng thời canxi cùng với CBP, CBP sẽ mang tới tác dụng gia tăng hiệu quả chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Tổng kết
Qua bài viết này, Bestme đã chia sẻ với bạn 17 dấu hiệu, triệu chứng thiếu canxi mà bạn không thể bỏ qua. Nắm rõ được các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh lý thiếu hụt canxi và điều trị kịp thời.
Tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều tin tức chăm sóc sức khỏe mới nhất nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Telltale Signs That You’re Not Getting Enough Calcium - https://health.clevelandclinic.org/are-there-any-telltale-signs-that-youre-not-getting-enough-calcium