Rối loạn chuyển hóa calci là gì? Có nguy hiểm không?
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 02/10/2024, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 02/10/2024, 15:13 (+07:00)
1. Bệnh rối loạn chuyển hóa calci là gì?
2. Phân loại rối loạn chuyển hóa calci
2.1 Hạ canxi huyết
2.2 Tăng canxi huyết
3. Dấu hiệu và triệu chứng rối loạn chuyển hóa canxi
3.2 Triệu chứng tăng canxi máu
4. Nguyên nhân rối loạn chuyển hóa canxi trong cơ thể
4.1 Nguyên nhân giảm canxi máu
4.2 Nguyên nhân tăng canxi máu
5. Rối loạn chuyển hóa calci có nguy hiểm không?
6. Chẩn đoán, điều trị
7. Phòng ngừa rối loạn chuyển hóa canxi như thế nào?
Tổng kết
Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, xảy ra khi có quá nhiều hoặc thiếu canxi trong máu, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Qua bài viết này, Bestme sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết cần phải biết về bệnh lý này. Cùng đón đọc ngay nhé!
1. Bệnh rối loạn chuyển hóa calci là gì?
Đây là một bệnh lý cơ thể không thể tự điều tiết lượng calci trong máu, nồng độ calci máu tăng hoặc giảm đột ngột, dẫn đến mất sự cân bằng và ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và các cơ quan khác trong cơ thể.
Hiểu đơn giản hơn, đây là bệnh lý mà cơ thể xuất hiện tình trạng thừa hoặc thiếu canxi trong máu. Rối loạn chuyển hóa calci có thể gây ra các triệu chứng : Mệt mỏi, buồn nôn, khô miệng, tiểu nhiều, đau xương, các cơn co giật và thậm chí là gây tử vong.
Giải đáp thắc mắc “Tình trạng rối loạn chuyển hóa của canxi là gì?”
2. Phân loại rối loạn chuyển hóa calci
Bệnh rối loạn chuyển hóa calci thường được phân chia thành 2 loại là tăng và giảm calci trong máu. Cùng tìm hiểu chi tiết về 2 tình trạng này ngay dưới đây nhé!
2.1 Hạ canxi huyết
Rối loạn giảm calci trong máu (Hạ canxi huyết) xảy ra khi mức độ calci trong máu thấp hơn bình thường
Tình trạng này thường liên quan tới tuyến cận giáp hoặc vitamin D. Hạ canxi máu nhẹ có thể không được phát hiện bởi không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên trong những trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn như co giật, co thắt thanh quản, rối loạn nhịp tim,..., có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Triệu chứng khi giảm canxi trong máu
2.2 Tăng canxi huyết
Rối loạn tăng calci trong máu (Tăng canxi huyết) xảy ra khi mức độ calci trong máu vượt quá mức giới hạn bình thường. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng canxi huyết, bao gồm: Cường tuyến cận giáp, ngộ độc vitamin D, và ung thư.
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh lý này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như: Đái tháo đường, suy thận và suy tim.
Triệu chứng khi mắc tăng canxi huyết
3. Dấu hiệu và triệu chứng rối loạn chuyển hóa canxi
3.1 Triệu chứng giảm canxi máu
Đa phần bệnh nhân bị hạ canxi máu mạn tính đều không có triệu chứng. Các biểu hiện lâm sàng của hạ canxi máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tốc độ khởi phát của bệnh, trong đó phổ biến gồm có:
- Yếu cơ, mệt mỏi
- Lú lẫn, trầm cảm, ảnh hưởng đến trí nhớ
- Cảm giác lo lắng, cáu kỉnh, thậm trí là trầm cảm.
- Biểu hiện nghiêm trọng bao gồm co giật, co cứng, dị cảm (cảm giác ngứa ran ở tay hoặc chân), co thắt thanh quản.
3.2 Triệu chứng tăng canxi máu
Với tình trạng tăng canxi trong máu, các triệu chứng thường gặp phổ biến gồm có:
- Cảm thấy mệt mỏi, yếu và buồn ngủ nhiều hơn.
- Buồn nôn, nôn, đau bụng và táo bón.
- Biểu hiện ở thận: Đa niệu, sỏi thận và canxi hóa thận
- Biểu hiện khác: Đau xương, nhức đầu, tăng huyết áp, trạng thái đờ đãn, hôn mê (hiếm gặp).
- Tình trạng tăng canxi máu cấp tính nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương thận cấp tính, đái tháo nhạt, loạn nhịp tim.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này hoặc có nghi ngờ về rối loạn chuyển hóa canxi, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác, từ đó có phác đồ điều trị.
Thăm khám bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng rối loạn chuyển hóa calci
4. Nguyên nhân rối loạn chuyển hóa canxi trong cơ thể
Nồng độ canxi máu phụ thuộc vào lượng canxi được cung cấp cho cơ thể qua dinh dưỡng, quá trình hấp thu canxi diễn ra tại ruột và hoạt động bài tiết canxi tại thận. Do đó, những nguyên nhân tác động tới các yếu tố trên chính là nguyên nhân gây tình trạng rối loạn chuyển hóa calci trong cơ thể. Cụ thể như sau:
4.1 Nguyên nhân giảm canxi máu
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ canxi máu gồm có:
- Thiếu hụt hormone cận tuyến giáp PTH do suy cận tuyến giáp, giả suy cận tuyến giáp.
- Thiếu hụt hoặc kháng vitamin D do thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ dinh dưỡng không đủ vitamin D, kém hấp thu ở ruột, bệnh gan,...
- Lượng canxi trong chế độ dinh dưỡng thấp hoặc kém hấp thụ.
- Tăng magie máu và hạ magie máu nặng.
- Tăng phosphat máu cấp tính nghiêm trọng
4.2 Nguyên nhân tăng canxi máu
Các nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tăng calci máu gồm có:
- Cường tuyến cận giáp: Xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Tăng canxi huyết thể dịch do ác tính.
- Ảnh hưởng của bệnh ung thư.
- Dư thừa vitamin D trong cơ thể.
- Bất động trong thời gian dài.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, nhuận tràng,...
- Ngộ độc vitamin A.
5. Rối loạn chuyển hóa calci có nguy hiểm không?
Rối loạn chuyển hóa canxi có nguy hiểm, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là khi tình trạng bệnh lý này không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số tác hại, biến chứng đối với sức khỏe có thể gặp phải bao gồm :
Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới não
- Viêm thận: Calci trong máu có thể tạo thành các tinh thể trong thận và gây ra viêm thận. Điều này có thể dẫn đến suy thận và các vấn đề sức khỏe khác.
- Đái tháo đường: Rối loạn chuyển hóa calci khiến mức độ đường trong máu tăng cao, gây ra tình trạng đái tháo đường.
- Chấn thương tim mạch: Mức độ calci cao trong máu có thể gây ra cứng động mạch, dẫn đến các vấn đề về tim mạch, bao gồm tăng huyết áp và đột quỵ.
- Nứt xương: Nếu mức độ calci trong máu quá thấp, nó có thể làm giảm độ dày và độ cứng của xương, dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn.
- Các vấn đề về não: Mức độ calci trong máu không bình thường có thể gây ra các vấn đề về não, bao gồm động kinh, co giật và mất trí nhớ.
- Tổn thương mắt.
Do đó, nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn chuyển hóa canxi, bạn nên đi khám và được chẩn đoán đúng để có phương pháp điều trị hiệu quả.
✔️✔️✔️TÌM HIỂU THÊM : Tác dụng phụ của canxi
6. Chẩn đoán, điều trị rối loạn chuyển hóa calci
Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp như:
- Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp giúp đánh giá tổng lượng canxi có trong máu của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, bạn đọc cần thực hiện xét nghiệm canxi máu để đánh giá tình trạng canxi tăng hoặc giảm trong cơ thể, từ đó đưa ra các chỉ định về sức khỏe phù hợp.
- Kiểm tra nước tiểu: Để đánh giá mức độ calci và các chất khác trong cơ thể.
- Siêu âm: Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để xem xét các khối u hoặc các tổn thương trên thận hoặc xương do rối loạn chuyển hóa canxi gây nên.
- X-quang: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang để xem xét sự thay đổi của xương do rối loạn chuyển hóa canxi.
Xét nghiệm máu là phương pháp để chẩn đoán chứng mất cân bằng canxi trong máu
Phác đồ điều trị sẽ được xác định phụ thuộc vào nguyên nhân, cũng như tình trạng của bệnh nhân hiện tại. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông dụng cho bệnh lý này:
- Điều trị bệnh lý gốc: Rối loạn chuyển hóa calci gây ra do một số bệnh lý khác như ung thư, bệnh thận hoặc tuyến giáp thì điều trị bệnh gốc sẽ giải quyết được tình trạng rối loạn chuyển hóa này.
- Sử dụng thuốc giảm canxi: Nếu bạn mắc chứng hạ canxi huyết ở tình trạng nhẹ thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm canxi để giảm nồng độ canxi trong máu.
- Sử dụng thực phẩm bổ sung: Bao gồm canxi, vitamin D, magiê và các chất bổ sung tương tự.
- Sử dụng chất ức chế hút canxi từ ruột: Chất ức chế hút canxi từ ruột như corticosteroid hoặc cinacalcet có thể được sử dụng để giảm hấp thu canxi trong ruột và giảm mức độ canxi trong cơ thể.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tùy theo tình trạng hạ canxi huyết hay tăng canxi huyết mà bạn thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các loại rau giàu canxi và trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Thay đổi lối sống: Điều chỉnh lối sống là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này. Bạn nên thường xuyên tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giảm căng thẳng. Ngoài ra cũng cần tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bổ sung vitamin D tự nhiên.
Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mắc chứng rối loạn chuyển hóa canxi, bạn nên đến gặp bác sĩ để có sự tư vấn, chẩn đoán và phác độ điều trị phù hợp và chính xác nhất.
7. Phòng ngừa rối loạn chuyển hóa canxi như thế nào?
Để phòng ngừa rối loạn chuyển hóa calci, bạn có thể thực hiện những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày theo một số cách ngay dưới đây.
- Bổ sung kết hợp canxi và vitamin D: Vitamin D là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể. Do đó, bạn nên đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể hàm lượng canxi và vitamin D hàng ngày thông qua nguồn thực phẩm dồi dào. Vitamin D còn có thể được tự sản xuất bởi cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bổ sung kết hợp Canxi và vitamin D để phòng ngừa rối loạn chuyển hóa calci
Tham khảo sản phẩm viên uống Calcium DHC - Bổ sung đầy canxi - vitamin D đơn giản hiệu quả nhất.
product_sku=4511413405178
- Giảm thiểu tiêu thụ natri: Hàm lượng natri trong máu cao có thể làm tăng sự đào thải canxi khiến cơ thể mất đi một lượng canxi đáng kể. Bạn nên tiến hành cắt giảm lượng thực phẩm giàu natri như muối, thịt, bánh mì và các món ăn chế biến sẵn.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe xương và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Điều này giúp bạn phát hiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến rối loạn chuyển hóa của canxi trong cơ thể và có phương hướng chữa trị kịp thời.
Tổng kết
Rối loạn chuyển hóa calci là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm nhiều thông tin về bệnh lý này, cũng như nắm rõ triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.
Đừng quên tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều bài viết hướng dẫn chăm sóc sức khỏe khác nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Disorders of Calcium Metabolism: Hypocalcemia and Hypercalcemia - https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7849212/
Calcium metabolism disorders: Diagnosis, Prevention and Treatment - https://www.yashodahospitals.com/diseases-treatments/calcium-metabolism-disorders-diagnosis-prevention-treatment/