CTKM 25-29/4

Hạ, tụt canxi máu là gì? Triệu chứng, cách chữa ngay tại nhà

Thứ năm, 23/03/2023, 08:00 (+07:00)

Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này và cách điều trị nhanh chóng ngay tại nhà.

1. Hạ, tụt canxi là gì?

Hạ canxi máu hay còn được biết tới với tên gọi khác là tụt canxi máu, là tình trạng xảy ra khi hàm lượng canxi trong máu quá thấp, dưới mức trung bình. 

Khi mức độ canxi trong máu giảm xuống thấp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm: Đau xương, mệt mỏi, cơn co giật, rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ gãy xương và các vấn đề về răng miệng khác. 

Giải đáp thắc mắc “Hạ hay tụt calci trong máu là gì?”

Giải đáp thắc mắc “Hạ hay tụt calci trong máu là gì?”

2. Nguyên nhân gây hạ canxi máu

Sau khi giải đáp thắc mắc “Tụt canxi là gì?”, cùng Bestme tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ calci máu để có phương hướng điều trị cụ thể. Tình trạng hạ canxi máu xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó một số nguyên nhân chính phải nhắc tới, bao gồm:

  • Thiếu vitamin D: Vitamin D là một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Khi cơ thể thiếu vitamin D, việc hấp thụ canxi sẽ bị giảm, dẫn đến tụt canxi máu.
  • Suy tuyến cận giáp: Suy tuyến cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp ở cổ suy giảm chức năng, không đủ để sản xuất ra lượng hormone tuyến cận giáp (hormone PTH) mà cơ thể cần. Hàm lượng hormone PTH thấp khiến nồng độ canxi trong máu bị sụt giảm, gây ra tình trạng tụt canxi trong máu.

Nguyên nhân phổ biến gây giảm canxi trong máu

Nguyên nhân phổ biến gây giảm canxi trong máu

  • Suy thận: Hạ canxi máu ở bệnh nhân suy thận mãn tính là do lượng phốt pho trong máu tăng lên, làm giảm sản xuất một số loại vitamin D, dẫn đến giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. 
  • Thiếu magie: Nồng độ magie trong máu giảm do ruột kém hấp thu hoặc nghiện rượu. Tình trạng này liên quan đến thiếu hormone PTH tương đối, dẫn tới triệu chứng của tụt canxi trong máu.
  • Viêm tụy cấp: Viêm tụy cấp là tình trạng tuyến tụy bị sưng đột ngột trong một thời gian ngắn. Tuyến tụy bị tổn thương và không thể sản xuất đủ hoocmon parathormone (PTH) để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Theo ước tính, khoảng 15-88% những người bị viêm tụy cấp sẽ bị hạ canxi máu.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài: Một số loại thuốc như corticosteroid được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau như hen suyễn, viêm khớp và viêm da liễu nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi, dẫn đến hạ canxi máu.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Các bệnh lý đường tiêu hóa như đại tràng viêm loét, bệnh Crohn và viêm đại tràng có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Một số nguyên nhân khác gây hạ calci máu như: Tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, tăng phospho trong máu, tăng tiết calcitonin, nhiễm trùng huyết,...

⚡⚡⚡TÌM HIỂU THÊM : Rối loạn chuyển hóa canxi

3. Triệu chứng tụt canxi phổ biến

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh lý này mà bạn có thể tham khảo. Nắm bắt những triệu chứng và phát hiện bệnh lý hạ canxi máu giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.

3.1 Hạ canxi máu ở trẻ em

Dấu hiệu tụt canxi ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Co giật.
  • Nôn mửa.
  • Khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.
  • Cơ thể phản ứng chậm chạp hơn.
  • Tê liệt.
  • Chán ăn.
  • Còi xương.
  • Nhịp tim tăng lên, nặng hơn có thể gây suy tim.

3.2 Dấu hiệu ở người lớn

Hầu hết những người mắc chứng tụt canxi có một số biểu hiện phổ biến như:

  • Cứng cơ bắp.
  • Co thắt cơ bắp.
  • Có cảm giác châm chích ở đầu ngón chân, ngón tay.
  • Lo âu, trầm cảm hoặc khó chịu.

Triệu chứng hạ calci thường gặp ở người trưởng thành

Triệu chứng hạ calci thường gặp ở người trưởng thành

  • Có vấn đề về trí nhớ.
  • Huyết áp thấp.
  • Khó khăn khi nói hoặc nuốt.
  • Mệt mỏi.
  • Parkinson.
  • Phù gai thị hoặc sưng đĩa thị.

3.3 Biểu hiện tụt canxi cấp

Hạ canxi cấp là tình trạng nồng độ canxi trong máu giảm đột ngột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tụt canxi cấp mà bạn cần lưu ý:

  • Có hiện tượng co giật cơ mặt, thậm chí nặng hơn là gây co giật toàn thân.
  • Xuất hiện dị cảm ở môi, đầu lưỡi hoặc đầu các chi.
  • Chân duỗi như đạp xe.
  • Nồng độ canxi trong máu rất thấp, thường khoảng dưới 7 mg/dL.

Khi phát hiện ra các triệu chứng hạ canxi cấp, bạn nên đến ngay các cơ sở uy tín để được chữa trị kịp thời.

4. Bệnh nhân bị tụt canxi nên làm gì? 

Khi bị hạ canxi đột ngột, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như: Khó thở, chóng mặt và hoảng hốt. Bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu nhanh chóng theo trình tự như sau:

Bệnh nhân bị hạ canxi đột ngột nên được bổ sung calci hoặc đưa tới trung tâm y tế ngay lập tức

Bệnh nhân bị hạ canxi đột ngột nên được bổ sung calci hoặc đưa tới trung tâm y tế ngay lập tức

  • Ngay lập tức đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. 
  • Vỗ nhẹ vào hai bên má để giữ cho bệnh nhân luôn tỉnh táo. Trong trường hợp bệnh nhân ngất đi, bạn nên ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng để làm cho bệnh nhân tỉnh táo lại.
  • Bổ sung canxi cho bệnh nhân ngay. Kiểm tra xem những đồ vật bệnh nhân mang theo có viên bổ sung canxi không. Nếu có thì cho bệnh nhân uống ngay lập tức. 
  • Đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế gần nhất để nhanh chóng được xử lý kịp thời.

5. Cách chẩn đoán chứng giảm canxi trong máu

Để chẩn đoán hạ canxi huyết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để xác định chính xác bệnh lý.

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, những bệnh lý tiền sử, và thực phẩm bổ sung và thuốc được sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của tụt canxi, chẳng hạn như co giật, tê liệt, run tay, run chân, hoặc nhịp tim không đều.

Phương pháp được bác sĩ sử dụng để xác định bệnh lý hạ canxi máu

Phương pháp được bác sĩ sử dụng để xác định bệnh lý hạ canxi máu

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để đo lượng canxi và albumin trong máu. Nếu albumin thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm canxi và bác sĩ sẽ sử dụng các chỉ số điều chỉnh để đánh giá tình trạng canxi trong cơ thể.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để xác định mức độ canxi có trong nước tiểu. Việc này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng canxi đang bị rò rỉ khỏi cơ thể.
  • Chụp X-quang: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem có bất kỳ tổn thương hoặc biến dạng xương nào không.

6. Phương hướng điều trị chi tiết của bệnh lý hạ canxi

Dưới đây là phương hướng điều trị hạ calci máu tại nhà và của Bộ Y tế mà bạn có thể tham khảo để duy trì sức khỏe xương khớp toàn diện hơn.

6.1 Cách chữa tụt canxi tại nhà

Phương pháp điều trị tụt canxi tại nhà được bác sĩ khuyến nghị mà bạn có thể tham khảo thực hiện:

  • Tăng cường dinh dưỡng: Hạ canxi nên ăn gì? Ăn các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cải xanh, cá hồi, đậu hà lan, hạt chia và sản phẩm chứa canxi được bổ sung. Hỗ trợ đưa canxi vào cơ thể giúp xây dựng và duy trì xương và răng khỏe mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có tác dụng kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, giúp duy trì khối lượng xương, cải thiện cân nặng và giúp xương phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị tụt canxi, hãy tránh các hoạt động có tác động mạnh lên xương để tránh gây hư hại xương.
  • Bổ sung vitamin D: Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng trong khoảng thời gian từ 7 đến 9 giờ sáng. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể hiệu quả thông qua nguồn thực phẩm giàu nhóm vitamin này như: Trứng, cá hồi, nấm, phô mai,...
  • Tránh sử dụng thuốc có tác dụng phá hủy xương: Một số loại thuốc như corticosteroids và anticonvulsants có tác dụng phá hủy xương. Nếu bạn phải sử dụng các loại thuốc này, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế phù hợp.

6.2 Phác đồ điều trị hạ canxi máu Bộ Y Tế

Khi điều trị hạ canxi huyết tại nhà không hiệu quả, bạn nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Phác đồ điều trị bệnh lý này được Bộ Y tế công bố mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.

Phác đồ điều trị hạ calci được Bộ Y tế công bố

Phác đồ điều trị hạ calci được Bộ Y tế công bố

  • Điều trị tụt calci cấp tính

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, quá trình điều trị hạ calci máu sẽ cho uống calci loại 10%. Bổ sung loại thuốc này mỗi ngày khoảng 3-4 lần/ ngày và khoảng 15ml mỗi lần. Hoặc có thể cho trẻ nhỏ uống hỗn dịch calci lactat 6%, mỗi lần 5ml và uống khoảng 3-4 lần/ ngày.

Đối với người lớn và trẻ trên 6 tuổi, bác sĩ sẽ kê đơn tiêm chậm tĩnh mạch Calci Clorid hay Calci Gluconat 2g trong 10 phút. Sau đó, bệnh nhân có thể truyền 6g calcigluconat pha trong 500ml dung dịch Dextro 5% trong 4-6 giờ. 

  • Điều trị hạ calci máu mạn tính

Bệnh nhân sẽ được kê đơn uống Calci Carbonat với hàm lượng 1-2g/ ngày tùy vào tình trạng bệnh. Sau khoảng thời gian điều trị kéo dài, liều lượng Calci Carbonat sẽ giảm xuống khoảng 0,5-1g/ ngày.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn uống thêm Vitamin D. Bệnh lý hạ calci máu đòi hỏi liều vitamin D cao hơn, liều khởi đầu 50.000UI/ ngày, liều duy trì 25.000–100.000 UI/ ngày và có thể tăng liều trong thời gian 4-6 tuần.

Trong trường hợp tăng phosphate máu nặng (dưới 6,5 mg/dl), bệnh nhân bắt buộc uống phosphate trước khi uống vitamin D.

Để bổ sung vitamin D, bác sĩ cũng có thể kê uống Calcitriol có tác dụng nhanh. Uống liều khởi đầu 0,25μg/ ngày, có thể tăng liều thuốc sau 2-4 tuần. Liều duy trì từ 0,5-2μg/ ngày. Calcitriol đắt hơn vitamin D, nhưng ít nguy cơ ngộ độc và tác dụng phụ cho sức khỏe hơn.

7. Một số biến chứng có thể gặp khi tụt canxi

Bệnh lý hạ canxi trong máu nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Xương dễ gãy.
  • Viêm khớp.
  • Giảm chiều cao.
  • Đau lưng.
  • Cơ thể khó chịu.
  • Rối loạn tâm lý.

Biến chứng rõ nhất mà tụt canxi gây ra là dễ gãy xương

Biến chứng rõ nhất mà tụt canxi gây ra là dễ gãy xương

Do đó, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của tụt canxi, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng trên.

8. Một số phương pháp phòng ngừa chứng tụt calci máu

Tình trạng hạ canxi trong máu có thể phòng ngừa hiệu quả nếu bạn cung cấp đủ canxi cho cơ thể, cụ thể với những phương pháp sau: 

  • Xây dựng một chế độ ăn uống đủ canxi và vitamin D: Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó, bên cạnh việc bổ sung canxi, bạn cũng cần chú ý bổ sung thêm cả vitamin D. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin D và canxi như: Sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản và các loại hạt. 
  • Thường xuyên tắm nắng trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều: Tắm nắng giúp cơ thể được hấp thụ vitamin D một cách tự nhiên và tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn. 

Lối sống lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả

Lối sống lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả

  • Tăng cường vận động: Vận động sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương. Một số hoạt động mà bạn có thể thực hiện để duy trì sức khỏe xương khớp như: Đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga,...
  • Bỏ thuốc lá: Theo nghiên cứu khoa học, những người hút thuốc có xu hướng đào thải canxi ra bên ngoài nhiều hơn so với những người không hút thuốc, dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi. Do đó, để tốt cho cơ thể, bạn nên hạn chế và dần bỏ thói quen hút thuốc.

9. Một số câu hỏi khác về hạ canxi máu

Để giúp bạn hiểu thêm về tình trạng bệnh lý này, Bestme sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp. Cùng tham khảo ngay nhé!

  • Hạ hay tụt canxi có nguy hiểm không?

Câu trả lời là CÓ!

Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Một số biến chứng nguy hại cho sức khỏe có thể gặp như: Gãy xương, đau lưng, hạn chế hoạt động, khủng hoảng tâm lý,... thậm chí có thể gây mắc một số bệnh tim mạch, gây đột quỵ.

  • Bệnh nhân bị tụt canxi nên uống gì? Có nên uống trà đường không?

Để tăng cường lượng canxi trong cơ thể, bạn nên bổ sung canxi từ thực phẩm và uống các loại thức uống giàu canxi, bao gồm: Sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, nước ép từ các loại rau, củ, quả giàu canxi,...

Bệnh nhân tụt calci máu nên uống sữa đậu nành, hạnh nhân hoặc các loại nước ép

Bệnh nhân tụt calci máu nên uống sữa đậu nành, hạnh nhân hoặc các loại nước ép

Việc uống trà đường sẽ không mang tới tác dụng cải thiện tình trạng hạ canxi, thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe nếu uống quá nhiều. Trà đường có chứa nhiều đường, có thể dẫn đến tăng cân, tăng mức đường trong máu và các vấn đề về sức khỏe liên quan đến đường huyết. 

  • Hạ canxi nên uống thuốc gì?

Việc uống thuốc để tăng cường hàm lượng canxi trong cơ thể phụ thuộc vào mức độ hạ canxi của mỗi người và nguyên nhân gây ra tụt canxi. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Một số loại thuốc thông dụng được sử dụng để tăng cường hàm lượng canxi trong cơ thể gồm:

  • Canxi: Việc uống các loại thuốc chứa canxi là cách thông thường để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều, có thể gây ra tình trạng thừa canxi, do đó cần theo dõi liều lượng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe khi sử dụng.

⭐⭐⭐ĐỌC THÊM : Các tác dụng phụ của canxi

  • Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, do đó việc bổ sung vitamin D cũng hỗ trợ tăng cường hàm lượng canxi trong cơ thể.
  • Bisphosphonate: Được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị loãng xương, cũng như tụt canxi.
  • Calcitonin: Có công dụng kiểm soát mức độ canxi trong máu và giúp ngăn ngừa sự hấp thụ canxi bởi xương.

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây ra tụt canxi, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác như hormone tăng trưởng, estrogen hoặc testosterone để điều trị. Lưu ý rằng, việc sử dụng thuốc để bổ sung canxi và điều trị hạ canxi nên được áp dụng đúng liều lượng và thời gian được chỉ định bởi bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn và đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tổng kết

Canxi là khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên tình trạng tụt canxi có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này của Bestme, bạn đã nắm rõ tình trạng bệnh lý này và cách điều trị sao cho hiệu quả nhất nhé!

Đừng quên tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe khác nhé!

Bài viết được tham khảo từ các nguồn:

[1] Hypocalcemia: Causes, Symptoms & Treatment 

[2] Low Calcium in Babies (Hypocalcemia) (for Parents) - Nemours KidsHealth

Có thể bạn sẽ thích
Hé lộ những tác hại của cây cỏ xước gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Hé lộ những tác hại của cây cỏ xước gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Cây cỏ xước nếu sử dụng không đúng cách loại cây này sẽ mang đến những tác dụng ngược cho sức khỏe của người sử dụng. Cùng Bestme khám ph&aa

11 tác hại của đậu phộng (hạt lạc) nhất định cần phải biết
11 tác hại của đậu phộng (hạt lạc) nhất định cần phải biết

Đậu phộng là loại thực phẩm rất tốt và thường thấy trong bữa cơm của người Việt. Để hiểu hơn về loại thực phẩm này, Bestme sẽ chia sẻ 11 tác hại của đậu phộng ngay qua b&ag

Cẩn trọng 8 tác hại của cà phê đối với phụ nữ cực nghiêm trọng
Cẩn trọng 8 tác hại của cà phê đối với phụ nữ cực nghiêm trọng

Cà phê, thức uống quen thuộc nhưng lại ẩn chứa nhiều tác hại nghiêm trọng đối với phụ nữ. Bài viết dưới đây Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 8 t&a

6 tác hại của đậu đũa cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe cần biết
6 tác hại của đậu đũa cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe cần biết

Đậu đũa cũng là loại thực phẩm rất dễ gây ngộ độc nếu bạn sử dụng không đúng cách. Cùng Bestme khám phá ngay 6 tác hại của đậu đũa cực kỳ n

7 tác hại của whey protein với sức khỏe và cách phòng tránh
7 tác hại của whey protein với sức khỏe và cách phòng tránh

Whey protein nếu bổ sung này quá mức sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Cùng Bestme giải đáp những tác hại của whey protein với sức khỏe cùng với ph&o

Tiết lộ 5 tác hại của mỡ trăn khiến bạn phải ngỡ ngàng
Tiết lộ 5 tác hại của mỡ trăn khiến bạn phải ngỡ ngàng

Bài viết dưới đây Bestme sẽ tổng hợp giúp bạn 5 tác hại của mỡ trăn để bạn có được những thông tin chi tiết hơn về loại dược liệu này nhé! &nbs

8 tác hại của đậu đen xanh lòng và trắng lòng bạn cần biết
8 tác hại của đậu đen xanh lòng và trắng lòng bạn cần biết

Đậu đen nếu sử dụng không đúng cách, bạn có thể đối mặt với một số tác hại của đậu đen, bao gồm cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng và thiếu máu. C&ugrav

9 tác hại của đậu xanh với sức khỏe khiến bạn ngỡ ngàng
9 tác hại của đậu xanh với sức khỏe khiến bạn ngỡ ngàng

Tác hại của đậu xanh không phải ai cũng biết để có thể điều chỉnh lượng hạt sử dụng khoa học, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn

Tiết lộ 16 tác hại của cà phê đối với sức khỏe cần phải biết
Tiết lộ 16 tác hại của cà phê đối với sức khỏe cần phải biết

Những hậu quả tiêu cực của cà phê đối với sức khỏe thường bị xem nhẹ và bỏ qua. Bài viết này, Bestme sẽ tiết lộ 16 tác hại của cà phê kh&oci

Cẩn trọng 8 tác hại của rượu ổi đối với sức khỏe khi sử dụng
Cẩn trọng 8 tác hại của rượu ổi đối với sức khỏe khi sử dụng

Sử dụng rượu ổi không đúng cách có thể dẫn đến một số tác hại nguy hiểm. Cùng Bestme tìm hiểu 8 tác hại của rượu ổi với sức khỏe khi sử dụng kh&o

Giải mã tác dụng và 8 tác hại của rượu ớt đối với sức khỏe
Giải mã tác dụng và 8 tác hại của rượu ớt đối với sức khỏe

Rượu ớt nếu sử dụng không đúng cách, loại đồ uống này có thể gây ra nhiều tác hại không ngờ đối với sức khỏe. Hãy cùng Bestme t&igrav

6 tác hại của nước mía với sức khỏe và những điều cần lưu ý
6 tác hại của nước mía với sức khỏe và những điều cần lưu ý

Nước mía nếu dùng không đúng cách có thể để lại các ảnh hưởng ngoài ý muốn. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề n&ag

Hé lộ tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới
Hé lộ tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới

Hãy cùng Bestme tìm hiểu tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới ngay trong bài viết này nhé!  

Chuyên gia hé lộ 12 tác hại của dứa ai cũng cần phải biết
Chuyên gia hé lộ 12 tác hại của dứa ai cũng cần phải biết

Bestme sẽ hé lộ cho bạn những tác hại của dứa, giúp bạn sử dụng loại trái cây này một cách an toàn và khoa học để bảo vệ sức khỏe của bản

6 tác hại của ổi và những lưu ý cần biết để đảm bảo sức khỏe
6 tác hại của ổi và những lưu ý cần biết để đảm bảo sức khỏe

Cùng Bestme khám phá ngay 6 tác hại của ổi và những lưu ý cần biết để đảm bảo sức khỏe nhé!