BCAA là gì? Công dụng của BCAA đã được khoa học chứng minh
Thời gian xuất bản: Chủ nhật, 05/02/2023, 08:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Chủ nhật, 30/07/2023, 16:47 (+07:00)
1. BCAA là gì?
2. Các amino acid chuỗi nhánh (BCAAs) hoạt động như thế nào?
3. 5 tác dụng của BCAA đã được khoa học chứng minh
3.1 Tăng trưởng cơ bắp
3.2 Giảm đau nhức cơ bắp
3.3 Giảm mệt mỏi khi tập thể dục
3.4 Ngăn ngừa teo cơ
3.5 Tốt cho người bị bệnh gan
4. BCAA giúp giảm cân như thế nào?
5. BCAA có trong thực phẩm nào?
6. Hướng dẫn cách bổ sung BCAA
Tổng kết
BCAA là một thực phẩm bổ sung năng lượng được nhiều chị em ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hiện nay. Vậy BCAA là gì? Công dụng của nó đối với cơ thể ra sao? Tất cả hãy cùng Bestme đi tìm câu trả lời qua bài viết chi tiết dưới đây.
1. BCAA là gì?
Các axit amin đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe chúng ta, song cơ thể không có khả năng tự tổng hợp mà cần dung nạp thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trong các nhóm amino axit thiết yếu này, có một nhóm nhỏ axit amin được phân ra bởi cấu trúc chuỗi phân nhánh, có tên gọi là BCAA.
BCAA là chuỗi axit amin thiết yếu hay còn gọi là Branched-Chain Amino Acids. Đây là những hợp chất hữu cơ liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên phân tử protein, đóng vai trò trong việc xây dựng cơ bắp. Theo đó, BCAA chủ yếu phân hủy trong cơ bắp, do đó nhóm chất này có vai trò quan trọng trong quá trình luyện tập thể thao.
BCAA là chuỗi axit amin thiết yếu
BCAA bao gồm các loại axit amin là leucine, isoleucine và valine - đây là 3 trong số 9 axit amin được phân loại thiết yếu cho cơ thể.
- Leucine: Vai trò chính của leucine là cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Axit amin giúp duy trì cấu trúc protein trong cơ, từ đó nhằm cải thiện tăng khối lượng cơ. Cuối cùng, leucine tham gia vào quá trình phục hồi cơ bắp bằng cách giảm nguy cơ thoái hóa protein trong cơ.
- Isoleucine: Isoleucine có chức năng giữ cân bằng cho lượng đường trong máu. Axit amin này được sử dụng để làm năng lượng, do đó năng lượng sẽ nhanh chóng được đồng hóa. Nó cũng duy trì/tái tạo mô, cung cấp năng lượng cho cơ thể với các bài tập rèn luyện sức mạnh.
- Valine: Axit amin này có vai trò trung gian trong hệ thần kinh, nó giúp điều phối, phát triển, sửa chữa cơ và mô. Valine cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong cơ bắp.
Các axit amin có trong BCAA
2. Các amino acid chuỗi nhánh (BCAAs) hoạt động như thế nào?
Khác với những axit amin khác, nhóm chất BCAA không phân hủy ở gan mà nó phân hủy tại cơ bắp. Điều này khiến cho các amino acid chuỗi nhánh có thể xây dựng các khối protein trong cơ bắp một cách hiệu quả.
Ngoài ra, các BCAAs còn tham gia vào việc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách duy trì lượng đường dự trữ ở gan và cơ, đồng thời kích thích tế bào hấp thụ đường từ máu. Từ đây, cơ thể có thể sử dụng protein để xây dựng các tế bào cơ bắp hiệu quả hơn.
Trong BCAA, chất Leucine được cho là có sự tác động lớn nhất đối với việc xây dựng cơ bắp. Còn hai chất isoleucine và valine thì lại mang đến hiệu quả trong việc tạo năng lượng và điều chỉnh lượng đường. Vì thế, sử dụng BCAA hợp lý sẽ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh, cơ bắp và không bị thừa cân.
Nhóm chất BCAA phân hủy tại cơ bắp
3. 5 tác dụng của BCAA đã được khoa học chứng minh
3.1 Tăng trưởng cơ bắp
Các nghiên cứu cho thấy, BCAA có khả năng hỗ trợ tăng trưởng cơ bắp nhờ cơ chế kích hoạt enzyme chịu trách nhiệm xây dựng cơ bắp, đặc biệt là khi tỷ lệ leucine cao hơn so với isoleucine và valine.
Bên trong BCAA chứa hầu hết mọi axit amin thiết yếu để kích thích quá trình tổng hợp cơ bắp. Song, nó không thể đạt mức độ tối đa khi thiếu đi sự hỗ trợ của các axit amin khác như whey protein..
BCAA có công dụng tăng trưởng cơ bắp
3.2 Giảm đau nhức cơ bắp
BCAA có khả năng giảm đau nhức cơ bắp. Trong quá trình luyện tập cơ bắp sẽ bị đau nhức, đây là kết quả của sự tích lũy trong quá trình sinh hóa, nghĩa là cơ bắp có tính axit hơn.
Chưa hết, có một loại đau nhức cơ có tên gọi là đau nhức cơ khởi phát muộn - liên quan đến sự tổn thương và các phản ứng viêm bên trong sợi cơ. Tình trạng này thường xuất hiện từ 12-48 tiếng sau khi luyện tập.
Đau nhức cơ bắp khiến quá trình luyện tập không đạt hiệu quả, nhiều người áp dụng các phương pháp khác nhau như chườm đá, giãn cơ, xoa bóp, bổ sung thực phẩm hỗ trợ... điển hình là sử dụng axit amin chuỗi nhánh BCAA.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các vận động viên tiêu thụ 20gr BCAA mỗi ngày đã cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc phục hồi cơ bắp. Điều này cho thấy BCAA giúp giảm mức độ đau nhức, tổn thương cơ bắp sau khi luyện tập.
BCAA giúp giảm nhức cơ bắp sau khi luyện tập
3.3 Giảm mệt mỏi khi tập thể dục
Trong quá trình tập thể dục, nồng độ BCAA của cơ thể sẽ dần suy giảm. Đồng nghĩa là nồng độ tryptophan tăng. Đây là axit amin thiết yếu có khả năng chuyển đổi thành serotonin trong não, góp phần gây mệt mỏi trong quá trình luyện tập.
Nếu bổ sung BCAA kịp thời có thể hỗ trợ giảm mệt mỏi về mặt thể chất và tinh thần cho người luyện tập. Các nghiên cứu báo cáo về sức khỏe cho biết, người dùng BCAA đúng liều lượng quy định sẽ ít mệt mỏi hơn so với người dùng các giả dược khác.
3.4 Ngăn ngừa teo cơ
Trong quá trình luyện tập, protein cơ bắp liên tục phải trải qua quá trình bị phá vỡ cơ bắp và được xây dựng lại. Trong khi đó, BCAA không chỉ giúp phục hồi và ngăn ngừa tình trạng teo cơ, mất cơ trong quá trình luyện tập thể dục, nó còn có thể hỗ trợ phát triển khối cơ nạc.
Ngoài ra, BCAA chiếm 35% lượng axit amin thiết yếu trong cơ bắp và chiếm 40% tổng số axit amin mà cơ thể bạn cần. Vì thế, để ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình teo cơ, bạn cần được cung cấp đầy đủ BCAA mỗi ngày.
3.5 Tốt cho người bị bệnh gan
Các đánh giá về sức khỏe gần đây cho biết, BCAA có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của một số biến chứng liên quan đến suy gan, xơ gan, thậm chí là bệnh não gan, nhằm ngăn ngừa tình trạng lú lẫn, mất ý thức và hôn mê.
Theo đó, BCAA giúp mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng mất sức, giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người mắc bệnh gan. BCAA còn giúp cải thiện chức năng gan, giảm thời gian nằm viện và nguy cơ biến chứng của bệnh.
BCAA tốt cho người mắc bệnh gan
4. BCAA giúp giảm cân như thế nào?
- BCAA kiểm soát sự thèm ăn
BCAA kích thích não của bạn tạo ra các neurotransmitter được gọi là serotonin. Sự suy giảm nồng độ serotonin thường xuất hiện khi bạn ăn kiêng, giảm tinh bột hay đang luyện tập. Khi nồng độ này giảm xuống thấp, não của bạn sẽ gửi một tín hiệu giả về việc cơ thể của bạn đang đói. Bổ sung BCAA chính là cách giúp nồng độ serotonin luôn ở mức ổn định.
- BCAA giúp có thêm sức mạnh để bạn giảm cân
Việc bổ sung BCAA giúp cơ bắp của bạn có thêm sức mạnh để đẩy mạnh hơn vào mục tiêu giảm cân của bạn. Nguyên nhân là bởi BCAA hỗ trợ cơ bắp hồi phục sau tập luyện nhanh chóng, tránh tình trạng đau nhức có thể khiến cơ thể chán nản, mệt mỏi trong những buổi tập tiếp theo.
- BCAA giúp tăng cơ giảm mỡ
Việc bổ sung BCAA giúp tăng tổng hợp protein trong cơ thể bằng cách tạo ra một môi trường anabolic. Sự tham gia của axit amin chuỗi nhánh thậm chí còn làm tăng khả năng tự tổng hợp protein của tế bào.
Điều này không chỉ làm tăng khối lượng cơ trong cơ thể mà còn tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR). Hiểu đơn giản, cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
BCAA giúp giảm cân thông qua xây dựng cơ bắp, giảm mỡ
5. BCAA có trong thực phẩm nào?
BCAA được tìm thấy trong rất nhiều nguồn thực phẩm như:
Món ăn | Khối lượng | Hàm lượng BCAA |
Thịt bò xay, 90% nạc | 3,5 ounce (oz) (100 g) | 4,5 gam |
Ức gà | 3,5 oz (100 g) | 5,5 gam |
Bột whey protein | 1 muỗng (25 g) | 5,9 gam |
Bột protein đậu | 1 muỗng (25 g) | 4,5 gam |
Cá ngừ đóng hộp | 3,5 oz (100 g) | 4,6 gam |
Cá hồi | 3,5 oz (100 g) | 4g |
Gà tây xay, 93% nạc | 3,5 oz (100 g) | 3,2 gam |
Trứng | 2 quả trứng | 2,6 gam |
Parmesan cheese | 1 oz (28 g) | 2,2 gam |
Sữa 1% nguyên kem | 8 oz (237 ml) | 1,7 gam |
Sữa chua Hy Lạp | 1 cốc (227 g) | 4,1 gam |
6. Hướng dẫn cách bổ sung BCAA
Nếu bạn đang muốn bổ sung thêm BCAA, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe có chuyên môn để được tư vấn về liều lượng hấp thụ sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Thực tế, hiện nay không có mức khuyến nghị chính thức đối với việc bổ sung BCAA hàng ngày dù đã có nhiều nghiên cứu đề xuất liều lượng và thực phẩm hàng ngày có chứa chuỗi axit amin này.
Thời điểm tốt nhất để bổ sung BCAA là trước hoặc sau khi luyện tập thể dục khoảng 15 phút. Nếu bạn đang trong quá trình tăng cơ, siết cơ cũng nên sử dụng chúng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Cần tham khảo từ người có chuyên môn trước khi bổ sung BCAA
Bổ sung BCAA để sở hữu vóc dáng thon gọn với Viên uống giảm cân, giảm mỡ DHC Forskohlii Soft Capsule ngay hôm nay!
product_sku=4511413623169
Tổng kết
Những thông tin trên hy vọng có thể giải đáp giúp bạn những thắc mắc về BCAA và cách bổ sung loại thực phẩm này sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đối với người dị ứng hoặc cơ thể không thể dung nạp protein, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Đừng quên theo dõi Bestme để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp nhé!