CTKM 25-29/4

Iốt (Iodine) là gì? Tầm quan trọng của muối i-ốt đối với sức khỏe

Thứ ba, 07/02/2023, 20:00 (+07:00)

Phì đại tuyến giáp, bướu cổ, ung thư tuyến giáp,... đều là những căn bệnh nguy hiểm do thiếu Iốt gây nên. Vậy Iốt (Iodine) là gì? Tầm quan trọng của muối i-ốt đối với sức khỏe con người như thế nào? Hãy cùng Bestme tìm kiếm câu trả lời qua bài viết này ngay nhé!

1. Iốt là gì?

Iot là một nguyên tố vi lượng có trong tự nhiên, là thành phần rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được Iot nên cần phải bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài để đảm bảo cơ thể được phát triển khỏe mạnh.  

Đặc biệt, iốt cũng là một thành phần thiết yếu của hormone tuyến giáp thyroxine và triiodothyronine giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Ngoài ra, thành phần này còn giúp điều chỉnh phản ứng sinh hóa quan trọng, tổng hợp protein, gia tăng hoạt động của enzym và sự phát triển xương cùng hệ thần kinh trung ương ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

Iot có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người

Iot có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người

2. Iốt có tác dụng gì đối với cơ thể?

Iốt được biết tới là thành phần bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ hiệu quả. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của iốt đối với cơ thể mà bạn có thể tham khảo[1].

2.1 Tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Iốt đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, giúp tổng hợp hormone tuyến giáp thyroxin. Đây là hormone rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, cũng như tinh thần của con người.

Nếu cơ thể thiếu Iot, thyroxin không được sản xuất thì tuyến giáp phải tăng cường hoạt động để sản sinh đủ hormone theo yêu cầu của cơ thể. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì sẽ dẫn đến phì đại tuyến giáp, gây bướu cổ. 

Iot giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Iot giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp

2.2 Điều trị ung thư tuyến giáp

Iốt phóng xạ có thể giúp điều trị ung thư tuyến giáp bằng cách tiêu diệt các tế bào tuyến giáp thừa để giảm lượng hormone thyroxin cao quá mức trong cơ thể. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phương pháp điều trị bằng iốt phóng xạ đã cho kết quả cải thiện đáng kể cơ hội sống sót cho nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, rủi ro do iốt phóng xạ gây ra là khá lớn nên phương pháp này chỉ được sử dụng sau khi thuốc kháng giáp không mang lại hiệu quả tốt và có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ.

2.3 Giảm nguy cơ đối bướu cổ

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp mở rộng và phình to lên ở phần cổ. Thiếu iốt được cho là nguyên nhân chính gây ra bướu cổ trên toàn thế giới. Do vậy, bổ sung đủ hàm lượng iốt cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

2.4 Phát triển thần kinh cho thai nhi

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung đủ iốt, vì thành phần này có tác dụng phát triển não bộ, thần kinh của thai nhi. Iốt là nguyên tố giúp hình thành hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, trong quá trình phôi thai phát triển, tuyến giáp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tế bào não và tế bào thần kinh của thai nhi.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng thiếu hụt iốt trong giai đoạn mang thai làm tăng tỉ lệ tử vong của thai nhi trước hoặc sau sinh. 

Iot giúp phát triển thần kinh cho thai nhi

Iot giúp phát triển thần kinh cho thai nhi

2.5 Cải thiện chức năng nhận thức

Các nhà khoa học đã chứng minh iốt có khả năng làm tăng cường chức năng nhận thức của trẻ, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn thai kỳ. Vì thế, hãy bổ sung iốt đầy đủ và đúng cách để trẻ có trí tuệ minh mẫn, nhận thức nhanh nhẹn.

2.6 Hỗ trợ điều trị bệnh xơ nang tuyến vú

Iốt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xơ nang tuyến vú, đây là bệnh gặp phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý điều trị hay bổ sung quá nhiều iốt mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để tăng cường iốt trong giai đoạn thai kỳ hiệu quả. 

2.7 Khử trùng nước

Có thể sử dụng iốt để khử trùng nước trong trường hợp bạn không có nguồn nước sạch để uống hoặc do ảnh hưởng từ thiên tai. Bạn có thể thêm cồn iốt ở dạng lỏng 2% vào một lít nước sạch để có thể sử dụng nước an toàn và không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.

Iot giúp khử trùng nước

Iot giúp khử trùng nước

2.8 Điều trị nhiễm trùng

Iốt còn thường được sử dụng như một hợp chất dạng lỏng giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trong và xung quanh các vết cắt và vết xước nhẹ. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng iốt để tiệt trùng cho trẻ sơ sinh hoặc vết cắt sâu, vết cắn của động vật và vết bỏng vì có thể khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Thiếu hụt Iốt

3.1 Triệu chứng

Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng dưới dây thì có thể bạn đang bị thiếu hụt iốt và cần bổ sung hợp chất này ngay nhé[2]!

  • Sưng cổ.
  • Bất ngờ tăng cân.
  • Rụng tóc, khô da.
  • Thay đổi nhịp tim.
  • Cảm thấy cơ thể dễ nhiễm lạnh hơn bình thường.

3.2 Đối tượng dễ bị thiếu hụt Iốt

Một số đối tượng sau đây dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt iốt mà rất cần phải lưu ý để bổ sung ngay nguồn khoáng chất này.

  • Những người không sử dụng muối iốt

Muối Iot là thực phẩm quan trọng giúp bổ sung đầy đủ lượng iốt cho cơ thể nhanh chóng và thuận tiện nhất. Vì vậy, nếu không sử dụng muối Iốt rất có thể bạn sẽ có thể gặp tình trạng thiếu iốt nghiêm trọng.

  • Phụ nữ mang thai

Trong thời gian mang thai, RDA (Recommended Dietary Allowance - nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị) cho iốt tăng từ 150 lên 220 mcg/ngày nên rất dễ thiếu khoáng chất này do nhu cầu của cơ thể tăng cao. Các cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng nhiều phụ nữ mang thai có thể hấp thụ không đủ lượng iốt ngay cả khi họ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng thiếu iốt.

  • Những người ăn chay, ăn ít hoặc không ăn các sản phẩm từ sữa, hải sản và trứng

Các sản phẩm từ sữa, hải sản và trứng là nguồn cung cấp iốt tốt nhất cho cơ thể. Vậy nên, những đối tượng khi sử dụng ít nguồn thực phẩm này có thể dễ dàng gặp tình trạng thiếu hụt iốt.

  • Ăn nhiều những thực phẩm có chứa goitrogen

Goitrogen là các hợp chất can thiệp vào chức năng bình thường của tuyến giáp. Chất này khiến tuyến giáp khó sản xuất các hormone mà cơ thể cần để phục vụ cho chức năng trao đổi chất bình thường ở cơ thể. Vậy nên, việc tiêu thụ nguồn thực phẩm có chứa goitrogen sẽ làm cản trở sự hấp thụ iốt ở tuyến giáp, thậm chí trầm trọng hơn thì sẽ gây ra tình trạng thiếu iốt. 

Những đối tượng dễ bị thiếu iốt 

Những đối tượng dễ bị thiếu iốt 

3.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiều người không sử dụng muối iốt mà thay vào đó sử dụng hạt nêm để nấu nướng. Tuy nhiên, muối iốt có chứa hàm lượng iốt cao còn trong hạt nêm thì không có hàm lượng khoáng chất này. Ngoài ra, thiếu hụt iốt còn là do bổ sung nguồn thực phẩm ít hoặc không có khoáng chất này trong bữa ăn hàng ngày. 

4. Nhu cầu bổ sung Iốt được khuyến nghị

Tùy vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe mà mỗi đối tượng có mức độ bổ sung Iốt khác nhau. Theo ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) tại Viện Y học của Viện Hàn lâm Quốc gia, nhu cầu bổ sung Iốt trung bình được khuyến nghị như sau[3].

Độ tuổi

Nam giới

Nữ giới

Sơ sinh đến 6 tháng

110 mcg

110 mcg

7-12 tháng

130 mcg

130 mcg

1-3 tuổi

90 mcg

90 mcg

4-8 tuổi

90 mcg

90 mcg

9-13 tuổi

120 mcg

120 mcg

14-18 tuổi

150 mcg

150 mcg

19 tuổi trở lên

150 mcg

150 mcg

19 tuổi trở lên trong thai kỳ và cho con bú

 

220 - 290 mcg

Hàm lượng iốt cần thiết mỗi ngày cho từng đối tượng

Hàm lượng iốt cần thiết mỗi ngày cho từng đối tượng

5. Tác dụng phụ khi bổ sung Iodine (Iốt) quá liều

Mặc dù iốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu bổ sung quá liều cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như: sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, bệnh tiêu chảy,.... trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê[4]. Ngoài ra, thừa iốt trong thời gian dài còn có thể gây ra một số bệnh lý như: bướu cổ, tăng nồng độ TSH, suy giáp,.... 

6. Thực phẩm giàu i-ốt bạn không nên bỏ qua

Hiện nay, bạn có thể bổ sung iốt bằng những thực phẩm hàng ngày vừa an toàn vừa tốt cho sức khỏe như: rong biển, sữa dinh dưỡng, rau củ quả, trái cây, bánh mỳ,...

Hàm lượng iốt có trong một số thực phẩm như sau[5]:

Thực phẩm

Microgam (mcg) mỗi khẩu phần 

Phần trăm nhu cầu hàng ngày

Bánh mì (2 lát)

320

213

Cá tuyết nướng (85g)

158

106

Rong biển (5g)

116

77

Sữa chua Hy Lạp (150g)

87

58

Muối ăn iốt (3.5g)

76

51

Trứng luộc chín (1 quả)

26

17

Kem socola (134g)

28

19

Phô mai (28g)

15

10

Thịt bò, gan (85g)

14

9

Tôm (85g)

13

9

Cá ngừ (85g)

7

5

Nước mắm (15g)

4

3

Thực phẩm giàu Iot mà bạn không nên bỏ qua

Thực phẩm giàu Iot mà bạn không nên bỏ qua

7. Một số lưu ý khi bổ sung Iốt

Khi sử dụng iốt để nấu nướng thức ăn, bạn chỉ nên dùng lửa nhỏ và vừa. Bởi, iốt là chất dễ bị bay hơi khi chế biến ở nhiệt độ cao, làm giảm hàm lượng iốt trong thực phẩm.

Bạn có thể bổ sung iốt từ muối iốt, đây là một nguồn khoáng chất giá rẻ, rất dễ sử dụng nên bạn có thể thêm vào trong quá trình chế biến món ăn, vừa cung cấp lượng Iốt quan trọng, vừa giúp món ăn thêm đậm đà, tròn vị. 

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm chức năng hay thuốc uống giúp bổ sung iốt.

Bạn có thể tham khảo và bổ sung iốt thông qua Viên uống khoáng tổng hợp cải thiện sức khỏe DHC Multi Minerals (60 ngày) nhé!

product_sku=4511413403600

Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về iốt, từ đó bổ sung nguồn khoáng chất này đầy đủ, đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh và duy trì sức khoẻ ổn định.

Đừng quên tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

[1] [2] [4] Iodine Uses: Benefits, Side Effects, Recommendations, and More

[3] [5] Iodine - Health Professional Fact Sheet 

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh