Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ bảy, 05/08/2023, 15:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 09/08/2023, 17:18 (+07:00)


Vitamin C đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thai nhi và mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn không biết cách bổ sung vitamin C cho bà bầu đúng cách. Vậy bà bầu uống vitamin C được không? Cùng Bestme tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Bà bầu uống vitamin C được không?

Trước, trong và sau khi mang thai, mẹ hoàn toàn có thể uống vitamin C để hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh. Vitamin C không chỉ tốt cho mẹ mà còn gián tiếp giúp thai nhi phát triển bình thường và ổn định.

Trong khi mang thai, mẹ bầu có một mức hàm lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày (RDA)[1]. Chỉ cần được bổ sung đúng và đủ hàm lượng vitamin C được khuyến nghị đó, mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh, giảm khả năng gặp phải một số vấn đề liên quan đến thai kỳ như dị tật bẩm sinh, thiếu máu, khả năng phát triển não bộ của trẻ,...

Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 1
Uống vitamin C giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh

2. Vai trò của vitamin C đối với bà bầu

Khi mang bầu uống vitamin C sẽ đem tới rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của thai nhi. Một số tác dụng của vitamin C đối với bà bầu như:

2.1 Nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ

Uống vitamin C trước khi mang thai giúp tăng cường khả năng chống lại các vi khuẩn, vi-rút và sức đề kháng. Hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ trước những mối nguy hiểm từ môi trường bên ngoài, đồng thời hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 2
Vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu

2.2 Hỗ trợ cơ thể hấp thụ folic acid

Folic acid còn được gọi là vitamin B9, là một loại vitamin thiết yếu có tác dụng quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ thiếu máu. Axit folic được khuyến nghị nên sử dụng đối với phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai.

Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 3
Vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thụ folic acid

Bổ sung vitamin C cho bà bầu giúp duy trì hàm lượng folic acid trong máu ở mức ổn định. Đồng thời, vitamin C đóng còn vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh, giảm các nguy nguy cơ dị tật bẩm sinh trước khi sinh. 

2.3 Tăng cường hấp thụ sắt

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể mẹ bầu tăng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tình trạng thiếu máu trong thời gian mang thai khiến cơ thể dễ suy nhược, mệt mỏi, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt. 

Vitamin C giúp chuyển đổi sắt hữu cơ - không hấp thụ thành sắt hấp thụ được trong ruột non, giúp cung cấp đủ lượng sắt, từ đó đảm bảo lượng máu cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 4
Vitamin C giúp cơ thể mẹ tăng cường hấp thụ sắt, phòng tránh thiếu máu khi mang thai

2.4 Hạn chế bị bệnh

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu rất dễ bị bệnh do lượng đường trong máu hoặc nồng độ hormone tăng cao. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc hấp thụ đủ vitamin C giúp điều chỉnh mức đường huyết và giảm nguy cơ mắc tiểu đường, tim mạch trong thai kỳ. Từ đó, giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh đối với phụ nữ mang thai.

2.5 Ngăn ngừa suy tĩnh mạch

Khi mang bầu, bạn thường bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, khiến cơ thể rất dễ tăng cân. Cùng với đó, cơ thể tích tụ rất nhiều chất độc gây nên tình trạng suy tĩnh mạch. Vitamin C tham gia vào quá trình tái tạo collagen - một chất cần thiết để duy trì độ bền và đàn hồi cho tĩnh mạch, giúp giảm nguy cơ suy tĩnh mạch thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 5
Vitamin C ngăn ngừa suy tĩnh mạch

2.6 Giúp thai nhi phát triển tốt

Vitamin C hỗ trợ quá trình hình thành và duy trì các mô và cơ quan của thai nhi. Chất này giúp cải thiện sự hấp thụ của sắt, một vi chất quan trọng cho sự phát triển não bộ và hồng cầu của thai nhi. Bên cạnh đó, vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch của mẹ và bé, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm. 

2.7 Làm đẹp da

Bên cạnh các chức năng đối với bên trong cơ thể, vitamin C còn giúp làm đẹp da, chống oxy hóa. Vitamin C sẽ ngăn chặn sự hủy hoại của các gốc tự do gây ra bởi tác động của môi trường, tia UV và các yếu tố gây lão hóa. Bên cạnh việc hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, vitamin C còn giúp làm mờ các nếp nhăn, vết chân chim và tăng độ đàn hồi của da.

3. Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu

Vitamin C cho bà bầu được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc có thể thông qua việc uống vitamin C. Dưới đây là một số thông tin về bổ sung vitamin C cho bà bầu bạn có thể tham khảo: 

3.1 Hàm lượng vitamin C mỗi ngày cho bà bầu

Nắm rõ hàm lượng vitamin C được bổ sung mỗi ngày rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé. Lượng vitamin C được khuyến cáo cho bà bầu như sau:

  • Đối với bà bầu từ 19 tuổi trở lên: 85mg/ngày
  • Đối với phụ nữ cho con bú: 120mg/ ngày
  • Đối với bà bầu dưới 18 tuổi: 80mg/ngày

Lưu ý: Mức tiêu thụ cho phép tối đa: 2000mg/ngày

Nếu tiêu thụ vitamin C quá mức cũng không tốt cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ ở mức vừa đủ theo khuyến nghị.

Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 6
Hàm lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày cho bà bầu

3.2 Thời điểm cho bà bầu uống vitamin C

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn nên bổ sung vitamin C trước và sau sinh để giúp cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Việc uống vitamin C có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, để hấp thụ tốt nhất, bạn nên uống vitamin C vào buổi sáng hoặc trưa sau khi ăn. 

Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 7
Nên uống vitamin C vào buổi sáng hoặc trưa sau khi ăn

Vitamin C là loại vitamin hòa tan trong nước, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. Việc hấp thu vitamin C trong cơ thể chỉ diễn ra với lượng cần thiết và lượng dư sẽ được loại bỏ qua nước tiểu. Đặc biệt, không nên uống vitamin C vào buổi tối để tránh gây mất ngủ. 

3.3 Một số thực phẩm tự nhiên bổ sung vitamin C cho bà bầu

Bà bầu có thể bổ sung vitamin C qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày như: cam, dâu tây, ớt chuông đỏ, bông cải xanh,…. Đây là một số loại trái cây giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ tốt cho sức khỏe:

  • Đu đủ chứa 62mg vitamin C trong mỗi 100g. Ăn 1 ly đu đủ có thể giúp cải thiện trí nhớ và chống oxy hóa hiệu quả.
  • Cam và chanh được xem là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất. Trong 1 quả cam ước tính chứa 70mg vitamin C và 1 quả chanh chứa 77mg vitamin C.
  • Dâu tây có khoảng 59mg vitamin C trong mỗi 100g. Nửa cốc dâu tây đã cung cấp 89mg vitamin C cho bà bầu.
  • Bông cải xanh chứa 89mg vitamin C trong mỗi 100g, có thể hỗ trợ giảm viêm, giảm stress và tăng chức năng miễn dịch.
  • Ớt vàng ngọt chứa một lượng vitamin C dồi dào lên tới 183mg trong 100g.
  • Mùi tây chứa khoảng 133mg vitamin C trong mỗi 100g. Khi kết hợp mùi tây trong bữa ăn, có thể tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 8
Thực phẩm giàu vitamin C dành cho mẹ bầu

4. Một số câu hỏi khi bổ sung vitamin C cho bà bầu

4.1 Bà bầu uống C sủi được không?

Bà bầu có thể uống C sủi trước và sau quá trình mang thai. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong viên C sủi khá thấp. Vì vậy, bạn không nên quá lạm dụng việc uống viên sủi vitamin C thay cho việc bổ sung dưỡng chất từ các thực phẩm khác.

Đồng thời, việc uống vitamin C sủi phải được thực hiện đúng cách để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu bà bầu muốn uống C sủi, cần tìm hiểu kỹ về liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 9
Mẹ bầu có nên uống C sủi không?

4.2 Cho con bú uống vitamin C được không?

Trong giai đoạn cho con bú có thể uống vitamin C giúp cải thiện sức khỏe của cả mẹ và con, đồng thời giúp tăng sức đề kháng của bé trước các bệnh tật. Tuy nhiên, trước khi mẹ cho con bú có ý định uống vitamin C, mẹ nên tìm hiểu kỹ về liều lượng và cách sử dụng từ chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ. Việc sử dụng vitamin C không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có.

5. Tác dụng phụ khi bà bầu uống vitamin C quá liều

Khi bà bầu uống vitamin C quá liều, có thể xuất hiện các tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Quá liều vitamin C có thể gây rối loạn tiêu hóa, một số dấu hiệu như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng.
  • Tăng nguy cơ tái tổn thương tử cung: Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng một lượng lớn vitamin C có thể tăng nguy cơ tái tổn thương tử cung sau sinh.
  • Tăng nguy cơ hình thành sỏi thận: Uống quá nhiều vitamin C trong thời gian dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sỏi thận, đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh thận.
  • Dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với vitamin C, dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa da, hoặc khó thở.
Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 10
Uống vitamin C quá liều gây nên các tác dụng phụ

6. Lưu ý khi bổ sung vitamin C cho bà bầu

Bổ sung vitamin C là một trong những việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C không đúng cách có thể gây hại cho mẹ và thai nhi.

Để tránh những rủi ro không mong muốn, hãy cùng tìm hiểu những lưu ý khi bổ sung vitamin C cho bà bầu dưới đây: 

  • Không sử dụng quá liều vitamin C có thể gây suy gan, suy thận và nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Lựa chọn nguồn cung cấp vitamin C an toàn từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thực phẩm bổ sung vitamin C chất lượng. 
  • Sử dụng vitamin C theo chỉ định và hướng dẫn từ người có chuyên môn.
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng sử dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có.
Bà bầu uống vitamin C được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu - 11
Lưu ý khi bổ sung vitamin C cho bà bầu

Tổng kết

Như vậy, Bestme đã giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu sử dụng vitamin C được không?” với những thông tin trên. Hy vọng với những chia sẻ về cách bổ sung vitamin C sẽ giúp bạn biết cách sử dụng sản phẩm đúng cách.

Và đừng quên theo dõi các tin tức mới nhất được cập nhật trên website Bestme nhé!

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK583021/ 

Có thể bạn sẽ thích
Dấu hiệu thừa canxi và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả
Dấu hiệu thừa canxi và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương, tuy nhiên khi cơ thể bổ sung quá nhiều canxi hơn nhu cầu thì có khả năng dẫn đến thừa canxi. Cùn

Hướng dẫn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố hiệu quả nhất

Bestme sẽ hướng dẫn bạn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi nhé!

9 cách bổ sung estrogen cho phụ nữ tự nhiên đầy hiệu quả
9 cách bổ sung estrogen cho phụ nữ tự nhiên đầy hiệu quả

Làm thế nào để bổ sung estrogen tự nhiên một cách hiệu quả? Để Bestme chia sẻ với bạn 9 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cân bằng lại

Hạ đường huyết và hạ canxi có giống nhau không? Có nguy hiểm?
Hạ đường huyết và hạ canxi có giống nhau không? Có nguy hiểm?

Hạ đường huyết và hạ canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này. Qua bài viết này, c&u

Rối loạn nội tiết tố nam là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất
Rối loạn nội tiết tố nam là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất

Cùng Bestme tìm hiểu tất tần tật về rối loạn nội tiết tố nam, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!  

20 dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi ở người lớn
20 dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi ở người lớn

Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các dấu hiệu xuất hiệ

Hạ - Tụt canxi là gì? Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất
Hạ - Tụt canxi là gì? Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất

Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, c&ugrav

Trẻ em và người lớn uống canxi bao lâu thì ngưng?
Trẻ em và người lớn uống canxi bao lâu thì ngưng?

Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể rất quan trọng để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc “liệu uống canxi bao l&

Nguyên nhân thừa Estrogen và cách giảm hiệu quả ở cả nam nữ
Nguyên nhân thừa Estrogen và cách giảm hiệu quả ở cả nam nữ

Khi thừa estrogen, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng Bestme tìm hiểu những n

Rối loạn chuyển hóa calci là gì? Có nguy hiểm không?
Rối loạn chuyển hóa calci là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung
8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung

Hãy cùng Bestme tìm hiểu 8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp duy t

15 tác dụng phụ khi uống canxi sai cách cần hết sức lưu ý
15 tác dụng phụ khi uống canxi sai cách cần hết sức lưu ý

Bạn có biết, quá nhiều canxi sẽ vô cùng gây hại cho cơ thể không? Cùng Bestme điểm lại 11 tác dụng phụ của canxi mà bạn nhất định phải biết

Hormone estrogen là gì? Có vai trò gì? Làm sao để cân bằng?
Hormone estrogen là gì? Có vai trò gì? Làm sao để cân bằng?

Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, vai trò sinh lý và cách để cân bằng lượng hormone Estrogen trong cơ thể nhé!  &nb

15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tốt nhất
15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tốt nhất

Hãy cùng Bestme khám phá 15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sức khỏe và lấy lại vẻ đẹp rạng ngời nhé!   

Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố và cách khắc phục tốt nhất
Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố và cách khắc phục tốt nhất

Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu với Bestme nhé