Bật mí cách trị mụn đá ở mắt, trên mặt hiệu quả nhanh nhất
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 21/08/2023, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 21/08/2023, 14:22 (+07:00)
1. Mụn đá là gì? Cách nhận biết
2. Các vị trí thường bị mụn đá
2.1 Mụn đá ở mắt
2.2 Mụn đá ở mũi
2.3 Mụn đá trên mặt
3. Nguyên nhân gây mụn đá
3.1 Nguyên nhân từ bên trong cơ thể
3.2 Nguyên nhân từ bên ngoài
3.3 Nhóm đối tượng có nguy, dễ bị mụn đá
4. Mụn đá có nên nặn không?
5. Tổng hợp các cách trị mụn đá hiệu quả
5.1 Cách trị mụn đá tại nhà
5.2 Sử dụng thuốc điều trị
5.3 Phương pháp can thiệp y tế
6. Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa mụn đá
Tổng kết
Mụn đá là tình trạng da liễu khá phổ biến, gây nhiều khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Hiểu được điều đó, Bestme sẽ chia sẻ với bạn những thông tin về loại mụn này và cách điều trị hiệu quả nhất nhé!
1. Mụn đá là gì? Cách nhận biết
Mụn đá là tình trạng da liễu được đánh giá khá lành tính, không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tổng thể và thường được biết đến là một dạng mụn thịt. Loại mụn này thường có kích thước khá nhỏ, có nhân và khi chạm tay vào có cảm giác cứng như đá.
Đồng thời, loại mụn này thường không sưng đỏ và tệp màu vào da nên khá khó để nhận biết. Mụn đá không thể tự hết và để thời gian càng dài thì mụn sẽ lan rộng ra những khu vực da lân cận.
2. Các vị trí thường bị mụn đá
Vấn đề da liễu này thường không xuất hiện ở những vùng da tiết dầu nhiều như những loại mụn thông thường. Cùng Bestme tìm hiểu ngay 3 vị trí mà mụn hay xuất hiện nhất nhé!
2.1 Mụn đá ở mắt
Mụn đá không xuất hiện trực tiếp trên mắt, mà thường nổi ở những vùng da xung quanh mắt, như mí mắt hoặc gò má. Điều này có thể gây khó chịu và tạo cảm giác đau rát cho người bệnh do các vùng da này rất nhạy cảm.
2.2 Mụn đá ở mũi
Mũi là một trong những vị trí thường bị mụn đá. Vùng da xung quanh mũi có nhiều tuyến bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó hình thành mụn trên da. Mụn đá trên mũi có thể xuất hiện dưới dạng các đốm đen hoặc mụn trắng.
2.3 Mụn đá trên mặt
Vùng trán, gò má, cằm và vùng da xung quanh miệng thường là những nơi mụn đá xuất hiện trên da mặt. Những vùng da này thường sản xuất dầu mạnh mẽ và tích tụ nhiều tế bào chết nên dẫn đến việc tắc nghẽn tuyến bã nhờn, hình thành mụn.
3. Nguyên nhân gây mụn đá
Dưới đây là những nguyên nhân hình thành mụn trên da mà bạn cần nắm rõ để xác định phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp nhất.
3.1 Nguyên nhân từ bên trong cơ thể
Mụn đá có liên quan đến các yếu tố di truyền trong gia đình. Nếu bố và mẹ đều mắc phải loại mụn này thì khả năng di truyền cho con cao đến 80%. Còn nếu chỉ 1 trong 2 người xuất hiện loại mụn này trên da thì tỷ lệ giảm xuống còn 50%.
Các vấn đề về sức khỏe da, trong đó có nổi mụn đá đều bị ảnh hưởng nhiều bởi nội tiết tố trong cơ thể. Sự rối loạn nội tiết tố có thể kích thích tăng sản xuất dầu và thay đổi cấu trúc của lớp biểu bì của lỗ chân lông, dẫn tới hình thành mụn trên da.
3.2 Nguyên nhân từ bên ngoài
Chu trình chăm sóc da, chế độ ăn uống hay sinh hoạt đều có thể khiến làn da xuất hiện mụn. Điển hình, việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp gây kích ứng hoặc làn da không được làm sạch đúng cách sẽ khiến da bị tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
Bên cạnh đó, yếu tố môi trường bên ngoài cũng gây ảnh hưởng và khiến da lên mụn. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thì cơ thể sẽ thường xuyên tiết mồ hôi, gây bít tắc chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn phát triển.
3.3 Nhóm đối tượng có nguy, dễ bị mụn đá
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc mụn đá, tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây có khả năng mắc cao hơn mà bạn cần lưu ý.
- Phụ nữ mang thai, đến kỳ kinh nguyệt dẫn tới rối loạn nội tiết tố.
- Trẻ đang trong giai đoạn dậy thì,
- Những người mắc bệnh chuyển hóa.
- Người bị thừa cân, béo phì.
- Người có làn da tiết mồ hôi nhiều và có mồ hôi dầu.
- Người bị đái tháo đường.
4. Mụn đá có nên nặn không?
Mụn đá có nhân nên bạn hoàn toàn có thể nặn để điều trị loại mụn này tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà mà cần đến những trung tâm làm đẹp uy tín để xử lý. Bởi, họ có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệp cùng dụng cụ an toàn, hạn chế xảy ra tình trạng kích ứng hay viêm nhiễm trên da.
5. Tổng hợp các cách trị mụn đá hiệu quả
Dưới đây là 3 phương pháp điều trị mụn đơn giản, hiệu quả mà được nhiều người áp dụng phổ biến.
5.1 Cách trị mụn đá tại nhà
Bạn hoàn toàn có thể “giải quyết dứt điểm” mụn đá trên da bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Cùng tham khảo ngay nhé!
- Nha đam: Gel từ lá nha đam có tác dụng làm dịu và giảm viêm nhiễm, giúp giảm sưng đỏ mụn hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy phần gel nha đam ben trong thoa lên vùng da bị mụn và để khô tự nhiên, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Trà xanh: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể hỗ trợ điều trị mụn nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng túi trà xanh đã ngâm, để nguội và đặt lên vùng da bị mụn trong khoảng 15-20 phút.
- Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm sạch da và giảm viêm nhiễm, từ đó hỗ trợ trị mụn. Bạn cần lấy một lượng nhỏ mật ong, rồi thoa lên vùng da mụn và để trong khoảng 15-20 phút.
⭐⭐⭐Bạn đọc cũng quan tâm : Cách điều trị mụn thịt
5.2 Sử dụng thuốc điều trị
Bạn sẽ cần sử dụng thuốc để điều trị mụn khi tình trạng da trở nên quá nghiêm trọng và tồi tệ. Bác sĩ có thể kê đơn cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da để làm dịu, giảm sưng và khô cồi mụn nhanh chóng. Hiện nay, một số loại thuốc bôi trị mụn phổ biến thường chứa các thành phần như Retinoid, Axit Salicylic, Benzoyl Peroxide,...
5.3 Phương pháp can thiệp y tế
Việc điều trị tại nhà hoặc bằng thuốc không hiệu quả, làn da của bạn sẽ cần sự can thiệp của y tế để hỗ trợ loại mụn này. Hai phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay, gồm:
- Điều trị bằng Laser: Đây là kỹ thuật khá mới nhưng đều được đánh giá cao về độ an toàn và hạn chế biến chứng xảy ra. Chuyên viên chăm sóc da sẽ sử dụng những tia laser để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời loại bỏ hoàn toàn chân mụn ẩn sâu dưới da.
- Phẫu thuật cắt bỏ mụn đá: Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và chỉ cần gây tê cục bộ. Phương pháp này sẽ thực hiện bằng cách siết chỉ phẫu thuật tại vùng có mụn, sau đó cắt và loại bỏ hoàn toàn mụn.
6. Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa mụn đá
Để quá trình điều trị và phòng ngừa mụn hiệu quả hơn, bạn nên tuân theo một số nguyên tắc chăm sóc da dưới đây:
- Hạn chế chạm tay lên mặt vì bàn tay chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ khiến mụn bị viêm nhiễm và tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ thiên nhiên lành tính và an toàn cho làn da mụn nhạy cảm.
- Không trang điểm trong quá trình điều trị, bởi các chất hóa học trong đồ makeup có thể khiến làn da kích ứng và bít tắc lỗ chân lông.
- Không lạm dụng các cách trị mụn thịt tại nhà, chỉ nên áp dụng 2-3 lần mỗi tuần.
- Bảo vệ da với kem chống nắng và quần áo mỗi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Thay đổi chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng mụn trở nặng, lan rộng và xuất hiện triệu chứng khác thường.
Tổng kết
Bestme đã cùng bạn khám phá về loại mụn đá “cứng đầu” qua bài viết này. Quá trình điều trị mụn cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn nên bạn đừng bỏ cuộc và cố gắng chăm sóc để làn da sạch mụn, mịn màng hơn nhé!
Tiếp tục theo dõi những bài viết khác của Bestme để cập nhật thông tin làm đẹp hữu ích nhất nhé!