Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Mẹo chữa trị hiệu quả nhất
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 08/11/2023, 14:00 (+07:00)
1. (Mụn sữa) - mụn kê ở trẻ sơ sinh là gì?
2. Triệu chứng, hình ảnh mụn sữa ở trẻ sơ sinh
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mụn sữa
4. Mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh khi nào cần khám bác sĩ?
5. Những mẹo chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh phổ biến
5.1 Tắm lá khế trị mụn kê ở trẻ sơ sinh
5.2 Tắm nước hạt mùi, hạt kê
6. Hướng dẫn chăm sóc bé bị mụn sữa
6.1 Những điều nên làm
6.2 Những điều không nên làm
7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
7.1 Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?
7.2 Mụn sữa trẻ sơ sinh có ngứa không?
Tổng kết
Trẻ bị mụn sữa khiến ba mẹ lo lắng, không biết nên chăm sóc da và điều trị như thế nào. Hiểu được điều này, Bestme sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích nhất về tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh.
1. (Mụn sữa) - mụn kê ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay mụn hạt kê với dấu hiệu điển hình là các nốt li ti màu trắng sữa xuất hiện trên da. Đây là tình trạng da liễu khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường gặp khi trẻ vừa chào đời khoảng 1 tháng. Loại mụn này thường nổi chủ yếu ở những vùng da mặt, hoặc ngực và cổ.
2. Triệu chứng, hình ảnh mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Để phát hiện tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh, bạn có thể tham khảo những triệu chứng phổ biến dưới đây:
- Mụn chàm sữa có kích thước nhỏ, khoảng 1-2 mm.
- Mụn có màu trắng hoặc đỏ, có hình dáng tương tự như mụn nhọt hoặc mụn sưng đỏ.
- Đầu mụn có mủ, màu trắng đục và viền đỏ xung quanh.
- Trẻ có thể đi kèm triệu chứng quấy khóc, sốt, mệt mỏi,...
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mụn sữa
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bố mẹ có thể phòng ngừa cho trẻ.
- Trẻ dùng sữa công thức có chứa nhiều đạm Albumin, gây khó hấp thụ và dẫn tới trẻ nổi mụn hạt kê.
- Trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn nên có thể gây một số bệnh lý về da trong đó có mụn sữa.
- Trong thời gian mang thai, mẹ sử dụng thuốc điều trị gây ảnh hưởng tới thai nhi.
- Trẻ mắc bệnh và cần can thiệp thuốc, tác dụng phụ có thể gặp là nổi mụn trên da.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ không cân đối, sử dụng nhiều đồ cay, nóng nên sữa mẹ khó tiêu hóa và hình thành mụn hạt kê.
4. Mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh khi nào cần khám bác sĩ?
Mụn sữa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì ba mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế.
Tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh nặng còn có thể chuyển biến thành mụn mủ, đầu đen gây đau cho bé nên cần sự thăm khám và chỉ định điều trị bằng thuốc của bác sĩ.
5. Những mẹo chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh phổ biến
Mụn kê ở trẻ sơ sinh có thể điều trị bằng cách tắm các dược liệu thiên nhiên, cùng Bestme tìm hiểu ngay những phương pháp tắm lá hiệu quả nhất cho bé nhé!
5.1 Tắm lá khế trị mụn kê ở trẻ sơ sinh
Cây khế thuộc họ me chua có lá bầu dục, tính bình, vị chua nên mang tới công dụng thanh nhiệt hiệu quả. Nhờ đó, tắm lá khế sẽ làm dịu da và giảm mụn sữa nhanh chóng. Để thực hiện, ba mẹ cần rửa sạch lá khế và đun với nước trong khoảng 10 phút. Sau đó, hòa với nước để tắm cho bé hàng ngày.
5.2 Tắm nước hạt mùi, hạt kê
Hạt mùi hay hạt kê đều là những nguyên liệu lành tính, có tác dụng điều trị các bệnh về da hiệu quả như mụn sữa, mẩn đỏ, dị ứng ngứa,... Hai loại hạt này còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng cho làn da thêm khỏe mạnh. Tương tự như lá khế, mẹ cũng đun hạt mùi và hạt kê, rồi lọc để làm nước tắm cho bé.
6. Hướng dẫn chăm sóc bé bị mụn sữa
Bestme sẽ hướng dẫn chi tiết những điều nên và không nên làm để ba mẹ chăm sóc làn da của bé được hiệu quả và an toàn hơn.
6.1 Những điều nên làm
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần thực hiện cho bé những điều dưới đây trong quá trình chăm sóc da hàng ngày.
- Tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày với thao tác nhẹ nhàng và có thể sử dụng khăn mềm cho những vùng da nổi mụn.
- Vệ sinh thường xuyên các vật dụng tiếp xúc với da bé như gối, ga, thảm, gấu bông,... để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
- Lựa chọn trang phục cho bé có chất liệu mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và an toàn cho làn da của bé.
- Trước khi tiếp xúc với làn da của bé, ba mẹ và những người thân xung quanh nên rửa tay sạch sẽ.
- Mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá hồi, cá thu,... để bổ sung vitamin và chất khoáng cho bé thông qua sữa mẹ.
- Tạo độ ẩm cho môi trường xung quanh của trẻ.
6.2 Những điều không nên làm
Ba mẹ cần lưu ý một số điều sau để hạn chế tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh trở nặng và nhiễm trùng.
- Không được chà xát mạnh khi tắm cho bé hoặc sử dụng các dòng sữa tắm có mùi nặng, nhiều hóa chất.
- Không nặn mụn vì dễ làm lây lan vi khuẩn sang các vùng da khác.
- Không tự ý bôi thuốc cho bé, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì làn da của bé rất nhạy cảm và dễ kích ứng.
- Không để trẻ tiếp xúc với những khu vực có nhiều chất kích ứng da như nấm mốc, vi khuẩn, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú cưng,...
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lạ hoặc ôm, hôn khi trẻ đang nổi mụn.
7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Để ba mẹ hiểu hơn về tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh, Bestme sẽ trả lời một số thắc mắc thường gặp.
7.1 Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?
Mụn sữa ở trẻ thường hết sau khoảng 2-4 tuần nếu làn da được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ. Tuy nhiên, khi tình trạng mụn sữa kéo dài, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh gây nhiễm trùng và để lại tổn thương da không mong muốn.
7.2 Mụn sữa trẻ sơ sinh có ngứa không?
Câu trả lời là KHÔNG! Mụn chàm sữa không gây ngứa rát hay khó chịu cho trẻ sơ sinh. Nếu ba mẹ thấy bé có dấu hiệu ngứa và muốn gãi liên tục thì có thể bé đang bị lác sữa, một bệnh ngoài da tương tự mụn sữa.
Tổng kết
Qua bài viết này, Bestme đã cùng các ba mẹ tìm hiểu về tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng với những thông tin này, ba mẹ có thể chăm sóc và phòng ngừa tình trạng mụn sữa cho bé tốt hơn.
Đón đọc những bài viết tiếp theo của Bestme để cập nhật những thông tin chăm sóc sức khỏe làn da tốt nhất nhé!