Chè dây có tác dụng phụ không? 4 tác hại của chè dây cần biết
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 10/04/2024, 18:00 (+07:00)
1. TÌm hiểu về chè dây
2. Tìm hiểu những tác hại của chè dây
2.1 Gây rối loạn chức năng gan
2.2 Tác hại của chè dây gây ảnh hưởng đến huyết áp
2.3 Gây ra các vấn đề tiêu hóa
2.4 Có khả năng tương tác thuốc
3. Những người cần lưu ý để tránh tác dụng phụ của trà dây
Tổng kết
Cây chè dây vốn là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Vậy ngoài những lợi ích tuyệt vời, liệu chè dây có tác dụng phụ hay không? Bestme sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và bật mí 4 tác hại của chè dây cần biết nhé!
1. TÌm hiểu về chè dây
Chè dây có nhiều tên gọi là bạch kiểm, trà dây,… tên khoa học của loại cây này là Camellia Sinensis, phân bố ở Đông Nam Á và sinh trưởng tự nhiên tại các vùng núi cao từ 2-3m.
Một số đặc điểm tự nhiên của loại cây này là:
- Lá có hình răng cưa hơi giống với lá kinh giới.
- Hoa mọc thành từng chùm và có màu trắng. Thời điểm bắt đầu ra hoa từ tháng 6-7 hàng năm và có quả từ tháng 9-10.
- Loại cây ưa ánh sáng nên thường mọc ở ven các vùng đồi hay nương rẫy.
Trong đó, lá chè dây rất được ưa chuộng sử dụng để làm dược liệu. Rễ loại cây này cũng được dùng trong một số bài thuốc.
2. Tìm hiểu những tác hại của chè dây
Khám phá những tác hại của chè dây không phải ai cũng biết nhé!
2.1 Gây rối loạn chức năng gan
Sử dụng chè dây quá mức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng như gây rối loạn chức năng gan. Sau một thời gian, da và mắt sẽ trở nên vàng, đi kèm là cảm giác mệt mỏi trên toàn cơ thể.
2.2 Tác hại của chè dây gây ảnh hưởng đến huyết áp
Chè dây có công dụng hạ huyết áp, do đó các bệnh nhân đang điều trị tình trạng huyết áp thấp nên tránh sử dụng chè dây, đặc biệt là trong thời điểm đang đói bụng.
2.3 Gây ra các vấn đề tiêu hóa
Với khả năng trung hòa acid dạ dày, chè dây giúp giảm triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Tuy nhiên, hai thành phần là tanin và flavonoid trong chè dây có thể gây cảm giác buồn nôn, khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu và ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
2.4 Có khả năng tương tác thuốc
Việc uống chè dây khi đang điều trị bất kỳ bệnh lý nào có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc làm cho thuốc tăng hoặc giảm tác dụng điều trị. Do đó, để tránh phát sinh một số tác dụng không mong muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này nhé!
3. Những người cần lưu ý để tránh tác dụng phụ của trà dây
Một số đối tượng không nên sử dụng chè dây để đảm bảo an toàn sức khỏe đó là:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng chè dây để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
- Người có huyết áp thấp nên hạn chế vì có thể xảy ra tác hại của chè dây gây hoa mắt, chóng mặt.
- Một số người đang điều trị đặc biệt hoặc bệnh đang ở giai đoạn nặng thì cần hỏi trước ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng chè dây. Nguyên nhân là bởi, các hoạt chất có trong loại dược liệu này có thể khiến cho các tác dụng của thuốc điều trị bị suy giảm, làm ảnh hưởng không tốt đối với quá trình điều trị bệnh theo phác đồ.
Trên đây, Bestme đã giải đáp chè dây có tác dụng phụ không và tổng hợp những tác hại của chè dây đối với sức khỏe. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn giải tỏa thắc mắc để có thể sử dụng chè dây an toàn hơn nhé! Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác!
⭐⭐⭐Tham khảo thêm: Tác hại của chè vằng