Cẩn trọng 8 tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe bạn cần biết
Thời gian xuất bản: Chủ nhật, 07/04/2024, 14:00 (+07:00)
1. Tìm hiểu về gạo lứt
2. Những điều cần biết về tác hại của gạo lứt
2.1 Có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
2.2 Có thể gây suy nhược cơ thể
2.3 Gạo lứt có chứa Asen
2.4 Tác hại của gạo lứt gây khó tiêu
2.5 Chứa Axit phytic
2.6 Tác hại của gạo đen không tốt cho người có bệnh tim
2.7 Có nguy cơ dị ứng
2.8 Không tốt cho phụ nữ mang thai
3. Lưu ý cần biết khi ăn gạo lứt
Tổng kết
Bên cạnh rất nhiều tác dụng, gạo lứt còn gây ra những tác hại không tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể tác hại của gạo lứt là gì? Làm thế nào để có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ loại thực phẩm này? Phần nội dung bài viết dưới đây của Bestme sẽ review chi tiết hơn để bạn cùng tham khảo thêm.
1. Tìm hiểu về gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo vẫn còn giữ được lớp cám ở bên ngoài, phần mầm và nội nhũ. Hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt cao gấp đôi so với gạo trắng. Ngoài ra, trong loại gạo này còn có chứa vitamin và nguyên tố vi lượng dồi dào hơn gạo trắng.
Trong 200gr gạo lứt đã được nấu chín có chứa các loại dưỡng chất như:
- 248 kcal
- 52gr carbohydrate
- 5.5gram protein
- 3 gram chất xơ,…
Một vài công dụng nổi bật của gạo lứt có thể kể đến như:
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết đối với người bị tiểu đường.
- Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, kiểm soát huyết áp, độ bền động mạch.
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả…

2. Những điều cần biết về tác hại của gạo lứt
Mặc dù có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều gạo lứt có thể dẫn đến các tác hại như:
2.1 Có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
Tác hại của gạo lứt ít người biết đến đó chính là gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn sử dụng gạo không đúng cách, vi khuẩn Bacillus cereus sẽ sinh sôi, phát triển gây phản ứng trong hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm rất nguy hại cho sức khỏe.

2.2 Có thể gây suy nhược cơ thể
Gạo lứt chứa nhiều xơ, khoáng chất và vitamin nên khó tiêu hóa hơn so với gạo trắng. Do đó khi ăn gạo lứt bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, với các đối tượng trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, phụ nữ đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, bời điều này sẽ gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
2.3 Gạo lứt có chứa Asen
Trong gạo lứt có chứa asen - đây là kim loại nặng được phát hiện nhiều trong các loại đậu và ngũ cốc. Thành phần này chủ yếu nằm trong lớp cám hoặc phần ngoài của hạt gạo. Nếu bạn ăn quá nhiều gạo lứt, cơ thể nạp nhiều asen có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư phổi, gan, da và bàng quang.

2.4 Tác hại của gạo lứt gây khó tiêu
Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt rất dồi dào, đặc biệt là axit phytic và chất xơ. Cũng chính vì vậy, khi ăn quá nhiều gạo lứt bạn sẽ có cảm giác khó tiêu trong thời gian dài.

2.5 Chứa Axit phytic
Bảng thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có chứa axit phytic gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Hoạt chất này sẽ làm cản trở quá trình hấp thu kẽm, canxi và magie tự nhiên của cơ thể. Nếu bạn sử dụng quá nhiều gạo lứt có thể gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng trên.

2.6 Tác hại của gạo đen không tốt cho người có bệnh tim
Trong một vài kết quả nghiên cứu về thành phần của gạo lứt cho thấy thực phẩm này không tốt cho người bị bệnh tim mạch. Cụ thể, asen trong gạo lứt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tim mạch, làm cho bệnh tình của người bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.7 Có nguy cơ dị ứng
Gạo lứt có thể sử dụng làm trà, hỗ trợ quá trình giảm cân nặng. Tuy nhiên, trà gạo lứt có chứa đậu nành, bột mì,... làm tăng nguy cơ dị ứng với gluten dẫn đến tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ, mề đay, buồn nôn và nôn.

2.8 Không tốt cho phụ nữ mang thai
Thành phần trong gạo lứt có chứa asen chính vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng để đảm bảo vấn đề an toàn cho thai nhi. Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

3. Lưu ý cần biết khi ăn gạo lứt
Để làm giảm tác hại của gạo lứt khi sử dụng, bạn hãy chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Không nên uống quá nhiều nước khi mới bắt đầu ăn gạo lứt, lượng nước sử dụng mỗi ngày không quá 0,75 lít.
- Không nên dùng gạo lứt với thực phẩm quá mặn.
- Ăn kèm gạo lứt với 2 thìa muối mè, nhai kỹ để không làm hại dạ dày, khó tiêu, chướng bụng.
- Nếu bạn ăn gạo lứt trong thời gian dài thì nên ngừng ăn từ 1 đến 2 ngày để đào thải hết các chất trong cơ thể trước khi nạp thêm gạo lứt mới vào cơ thể.
- Người có sức khỏe kém, ốm, có bệnh cao huyết áp, đau dạ dày, tiêu hóa nên tránh ăn gạo lứt.
- Mỗi tuần chỉ nên dùng gạo lứt từ 2 đến 3 lần.

⚠️⚠️⚠️Tìm hiểu thêm: Tác hại của hắc kỷ tử
Tổng kết
Tác hại của gạo lứt có thể phòng tránh được khi bạn biết cách sử dụng loại thực phẩm này. Bestme hy vọng, qua bài viết trên bạn đã biết cách dùng gạo lứt đúng để phát huy tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, bạn hãy theo dõi các bài viết mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!