Cảnh bảo 16 tác hại của trà sữa và cách hạn chế cực dễ
Thời gian xuất bản: Thứ bảy, 30/03/2024, 17:00 (+07:00)
1. Những tác hại của trà sữa trân châu
1.1 Gây mụn
1.2 Tác hại của trà sữa gây táo bón
1.3 Gây hại cho răng miệng
1.4 Ảnh hưởng xấu đến người bệnh đái tháo đường
1.5 Gây béo phì
1.6 Gây mất nước
1.7 Ảnh hưởng đến giấc ngủ
1.8 Ảnh hưởng đến lượng sắt trong cơ thể
1.9 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
1.10 Có nguy cơ gây vô sinh
1.11 Nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
1.12 Gây nghiện
1.13 Nguy cơ gây tổn thương gan, thận
1.14 Gây cảm giác lo lắng
1.15 Ảnh hưởng đến huyết áp
1.16 Có nguy cơ gây sảy thai
2. Làm sao để hạn chế tác hại uống trà sữa?
Kết luận
Trà sữa là thức uống phổ biến và được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà sữa có thể gây hại cho sức khỏe. Trong bài viết này, Bestme sẽ giới thiệu về các tác hại của trà sữa và cách giảm thiểu những tác động tiêu cực đó. Theo dõi ngay nhé!
1. Những tác hại của trà sữa trân châu
Trà sữa là món đồ uống “gây nghiện" được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều trà sữa có thể mang theo nhiều tác hại không tốt cho sức khoẻ như:
1.1 Gây mụn
Trà là một loại thức uống có lợi cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Ngược lại, khi uống quá nhiều có thể làm tăng cảm giác nóng trong cơ thể và gây ra sự mất cân bằng các chất. Điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện của mụn, đặc biệt là ở khu vực mặt, cổ và ngực.

1.2 Tác hại của trà sữa gây táo bón
Trà chứa caffeine cùng với một hợp chất khác được gọi là theophylline,. Khi dùng một lượng nhỏ theophylline có thể có lợi cho hệ tiết niệu, nhưng việc uống quá nhiều trà sữa có thể dẫn đến mất nước và gây ra tình trạng táo bón nghiêm trọng.
1.3 Gây hại cho răng miệng
Trà sữa thường có hàm lượng đường cao gây ra sự hình thành axit trong miệng, dẫn đến ăn mòn men răng và sâu răng. Ngoài ra, chất tạo màu và bảo quản trong trà sữa cũng có thể gây kích ứng và hại cho răng, nướu nếu tiếp xúc lâu dài.
Do đó, cần chú ý chăm sóc răng miệng sau khi uống trà sữa để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với sức khỏe răng miệng.

1.4 Ảnh hưởng xấu đến người bệnh đái tháo đường
Trà sữa là một loại thức uống nhiều đường, do đó những người có nguy cơ bị đái tháo đường hoặc đang mắc căn bệnh này nên hạn chế uống để tránh gây hại cho sức khỏe.
1.5 Gây béo phì
Nghiên cứu của Bệnh viện Mount Alvernia (Singapore) đã chỉ ra rằng lượng calo trung bình trong một ly trà sữa size M tương đương với một miếng phô mai (khoảng 350 - 500 calo).
Việc uống quá nhiều trà sữa mà không kiềm chế khẩu phần ăn khác có thể dẫn đến sự tích tụ năng lượng dư thừa trong cơ thể. Điều này có thể dẫn tới tình trạng thừa cân và béo phì.

1.6 Gây mất nước
Một trong những tác hại của việc uống trà sữa được nhiều người công nhận là gây mất nước. Điều này chủ yếu xuất phát từ caffeine có trong trà, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giữ nước của cơ thể.
1.7 Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Đây là một trong những tác hại của việc uống trà sữa mà bạn dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là do trà đen, loại trà được sử dụng để pha trà sữa, chứa nhiều caffeine, tương tự như cà phê.
Uống trà sữa, đặc biệt là vào buổi chiều, có thể làm cơ thể bạn nạp quá nhiều caffeine dẫn đến tình trạng mất ngủ và khó chịu vào ban đêm.

1.8 Ảnh hưởng đến lượng sắt trong cơ thể
Để cơ thể hấp thụ chất sắt tốt, cần phải có môi trường axit. Trà sữa làm giảm môi trường axit này, vì chất kiềm trong trà làm trung hòa axit trong dạ dày, gây khó khăn trong quá trình hấp thụ sắt.
1.9 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Uống quá nhiều trà sữa có thể làm bạn cảm thấy đầy hơi khó chịu. Trà chứa caffeine, một yếu tố làm đầy bụng, và việc thêm sữa vào càng tạo ra khí làm đầy hơi.
Hơn nữa, chất tanin trong trà cũng có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa và gây đau dạ dày.

1.10 Có nguy cơ gây vô sinh
Theo một số nghiên cứu từ các chuyên gia, trong trà sữa có chứa một loại dầu thực vật hydro hóa hay còn được biết đến là axit béo dạng trans trong trà sữa làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.
Cụ thể, axit béo này gây ảnh hưởng đến hormone nam giới, từ đó khiến chất lượng tinh trùng không cao. Đồng thời axit này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh sản của nữ giới.
1.11 Nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
Việc bán trà sữa mà không bảo quản đúng cách hoặc sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc có thể gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến vệ sinh và nguồn gốc xuất xứ của trà sữa để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ nhé!

1.12 Gây nghiện
Một trong số các tác hại của trà sữa khiến nhiều người bất ngờ chính là gây nghiện. Caffeine trong trà sữa có thể tạo ra phản ứng nghiện nếu uống thường xuyên trong thời gian dài. Khi cơ thể thiếu caffeine, bạn có thể cảm thấy khó chịu và bứt rứt, buộc phải uống thêm để giảm bớt cảm giác này, dẫn đến sự phụ thuộc vào trà sữa.
1.13 Nguy cơ gây tổn thương gan, thận
Không ít người bán trà sữa thay vì sử dụng trà có nhãn mác, thương hiệu để pha chế đã lựa chọn các hóa chất khác nhau nhằm tăng lợi nhuận. Điều này có thể gây tổn thương đến chức năng gan, thận và gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

1.14 Gây cảm giác lo lắng
Uống trà sữa quá nhiều (hơn 150ml trà mỗi ngày) có thể gây rối loạn lo âu, đặc biệt là bồn chồn và lo lắng. Điều này xuất phát từ việc trà sữa kích hoạt tế bào não và lượng lớn trà sữa có thể gây ra sự mất cân bằng hóa chất trong não, dẫn đến tình trạng lo lắng.
1.15 Ảnh hưởng đến huyết áp
Trà sữa có tác hại gì? Uống quá nhiều trà sữa có thể dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp cao, đặc biệt không tốt cho những người có tiền sử về cao huyết áp. Bên cạnh đó, việc sử dụng kem béo thay thế sữa cũng không tốt cho huyết áp và sức khỏe của hệ tim mạch.

1.16 Có nguy cơ gây sảy thai
Uống trà sữa khi mang thai có thể gây nguy cơ gây sảy thai do trà sữa có khả năng làm dịu cơ bắp.
Đồng thời khi mang thai lưu lượng máu không đều hoặc lượng độc tố quá mức trong cơ thể có thể gây nguy cơ sảy thai. Vì vậy, các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo phụ nữ mang thai tránh uống trà sữa.
2. Làm sao để hạn chế tác hại uống trà sữa?
Để hạn chế các tác hại của trà sữa, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng sau đây:
- Chọn cửa hàng uy tín với thương hiệu và hệ thống rõ ràng để tránh uống trà sữa không đảm bảo chất lượng.
- Tránh uống trà sữa sau khi ăn no vì điều này ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể gây tăng cân. Tốt nhất là chờ khoảng 2-3 tiếng sau bữa ăn trước khi uống trà sữa.
- Lựa chọn ly trà sữa size nhỏ thay vì ly lớn để giảm lượng đường uống.
- Giảm đường khi mua trà sữa, thay vì chọn 100% đường, bạn có thể chọn 50% hoặc 70% đường.
- Hạn chế uống quá nhiều trà sữa trong cùng 1 ngày.
- Thay thế sữa trong trà sữa bằng các loại sữa tách béo như sữa đậu nành, sữa hạt, sữa dừa hoặc các loại sữa tốt cho sức khỏe.
- Giảm lượng topping khi uống trà sữa để giảm lượng đường và calo.
⚠️⚠️⚠️Tìm hiểu nhiều hơn: Tác hại của trà xanh
Kết luận
Trên đây là những tác hại của trà sữa và các biện pháp hạn chế mà Bestme muốn gửi đến bạn. Hãy điều chỉnh thói quen, hạn chế việc uống trà sữa quá thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật các tin tức làm đẹp và chăm sóc sức khỏe hữu ích khác!