CROM: Công dụng, tác dụng phụ và nguồn bổ sung

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ tư, 08/02/2023, 20:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 29/06/2023, 11:47 (+07:00)


Chúng ta thường nghe nói nhiều về crom trong ngành công nghiệp sản xuất thép không gỉ, thép hợp kim và hợp kim màu. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết crom còn mang nhiều tác dụng cho sức khỏe, là một chất vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể.

Vậy nên, qua bài viết này, bạn hãy cùng Bestme khám phá chi tiết về khoáng chất crom về công dụng, tác dụng phụ và cách bổ sung sao cho an toàn và hiệu quả nhất nhé!

1. Crom là gì?

Crom tồn tại dưới 2 dạng phổ biến, bao gồm[1]

  • Crom hóa trị 3 (3+) có trong nhiều loại sản phẩm và thực phẩm bổ sung.
  • Crom hóa trị 6 (6+) thường thấy trong những sản phẩm độc hại từ thép không gỉ với các quy trình sản xuất gây ô nhiễm.

Crom là một khoáng chất vi lượng thiết yếu giúp chăm sóc sức khỏe cho cơ thể khi tồn tại dưới dạng hóa trị 3. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại chất vi lượng khác, bạn chỉ hấp thụ crom từ một lượng rất nhỏ trong thực phẩm nên bạn sẽ cần bổ sung thêm crom thông qua các dạng sản phẩm thực phẩm chức năng.

Crom tồn tại dưới hai dạng

Crom tồn tại dưới hai dạng

2. Công dụng của crom đối với cơ thể

Khoáng chất crom đã được nghiên cứu và chứng minh là mang tới nhiều công dụng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, cùng tham khảo ngay dưới đây nhé[2]!

2.1 Bệnh tiểu đường loại 2

Crom đã được nghiên cứu là có khả năng cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nguyên nhân chính là do crom gây ức chế hormone insulin. Insulin là một loại hormone làm tăng cường khả năng hấp thụ glucose, khiến lượng đường trong máu tăng cao và tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu được thực hiện năm 1997 với 180 bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu đã chia 180 người thành 3 nhóm, từng nhóm sẽ sử dụng liều lượng thuốc riêng biệt, gồm: 100 mcg crom picolinate, 500 mcg crom picolinate và giả dược. Kết quả sau bốn tháng, cả hai nhóm sử dụng crom để điều trị bệnh tiểu đường đều có nồng độ insulin thấp hơn so với nhóm chỉ sử dụng giả dược.

Công dụng của Crom với bệnh tiểu đường loại 2

Công dụng của Crom với bệnh tiểu đường loại 2

2.2 Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa chỉ một nhóm bệnh lý liên quan đến tim mạch mà nguyên nhân sâu xa là do sự kháng insulin trong cơ thể. Hội chứng này bao gồm béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn mỡ máu, mất trí nhớ,... 

Một thử nghiệm lâm sàng vào năm 2018 đã đánh giá việc bổ sung crom có ​​thể làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi, cải thiện triệu chứng bệnh của những người mắc hội chứng chuyển hóa. 

Crom có tác dụng với hội chứng chuyển hóa

Crom có tác dụng với hội chứng chuyển hóa

2.3 Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp năm 2017 đã đánh giá hiệu quả của việc bổ sung crom đối với bệnh PCOS. 

Crom có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin cho sức khỏe sinh sản, đặc biệt là với những phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang. Crom có khả năng kiểm soát cảm giác thèm đồ ăn ngọt, từ đó giúp cân bằng các loại hormone trong cơ thể, đảm bảo cho quá trình rụng trứng diễn ra bình thường. 

2.4 Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là tình trạng một người có mức lipid (cholesterol) trong máu bất thường. Một nghiên cứu vào năm 2018 được thực hiện trong vòng 8 tuần với 40 người tham gia đã phát hiện ra rằng, bổ sung 200mcg crom mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần trong huyết thanh, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lipid máu.

Crom hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lipid máu

Crom hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lipid máu

2.5 Giảm cân và cải thiện khối lượng cơ bắp

Một phân tích tổng hợp năm 2019 đã đánh giá tác động của việc bổ sung crom đối với giảm cân và cải thiện khối lượng cơ bắp. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người sử dụng 200-1.000 mcg crom mỗi ngày đã giảm cân rõ rệt hơn, giảm đáng kể chỉ số BMI (Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể) và tỷ lệ mỡ cơ thể so với những người dùng giả dược.

3. Liều lượng bổ sung crom được khuyến nghị

Theo ủy ban chuyên gia của FNB tại Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia, hàm lượng bổ sung crom cho từng đối tượng có sự khác biệt theo độ tuổi và giới tính[3].

Độ tuổi

Nam giới

Nữ giới

Sơ sinh đến 6 tháng 

0.2 mcg

0.2 mcg

7-12 tháng

5.5 mcg

5.5 mcg

1-3 tuổi

11 mcg

11 mcg

4-8 tuổi

15 mcg

15 mcg

9-13 tuổi

25 mcg

21 mcg

14-18 tuổi

35 mcg

24 mcg

19-50 tuổi

35 mcg

25 mcg

Trên 51 tuổi

30 mcg

20 mcg

Tuy nhiên, trước khi sử dụng Crom và các thực phẩm bổ sung Crom cho cơ thể, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để xem xét liều lượng phù hợp và mức độ cần thiết khi sử dụng.

Liều lượng khuyến nghị bổ sung crom cho từng đối tượng

Liều lượng khuyến nghị bổ sung crom cho từng đối tượng

4. Tác dụng phụ khi bổ sung quá liều crom

Có rất ít tác dụng phụ khi bổ sung crom cho cơ thể. Tác dụng phụ rõ rệt nhất khi sử dụng crom quá liều thường ở những người mắc bệnh thận và gan với các triệu chứng như: thiếu máu, giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan, suy thận, tiêu cơ vân, viêm da và hạ đường huyết,...

5. Nguồn thực phẩm giàu crom

Dưới đây là một số thực phẩm cung cấp lượng crom dồi dào cho cơ thể mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày[4].

Thực phẩm

Hàm lượng crom nguồn thực phẩm cung cấp (microgram)

Con trai (119gr)

128

Bông cải xanh (100gr)

16

Trứng (1 quả)

26

Cà chua (100gr)

20

Thịt bò nạc (100gr)

3

Các nguồn thực phẩm bổ sung Crom

Các nguồn thực phẩm bổ sung Crom

Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung khoáng chất vi lượng crom thông qua Viên uống khoáng tổng hợp cải thiện sức khỏe DHC Multi Minerals (60 ngày) nhé!

product_sku=4511413403600

Tổng kết

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về khoáng chất Crom. Hy vọng bạn đã nắm rõ cách sử dụng để bổ sung nguồn khoáng chất này an toàn và hiệu quả nhất nhé!

Đừng quên tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp ngay nhé!

Tài liệu tham khảo:

[1] [2] Chromium: Uses, Benefits, Side Effects, Dosage 

[3] [4] Chromium - Health Professional Fact Sheet 

Có thể bạn sẽ thích
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?

Viên uống nội tiết tố là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn có thực sự cần thiết và an toàn? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơ

Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?
Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?

Sâm maca là gì và có những công dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Bestme tìm câu trả lời ngay nhé!

Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân
Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về thành phần nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta cùng những công dụng mà nó mang lại nhé!   

Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản
Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp tuyệt vời giữa nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta và sâm Maca cùng công dụng tuyệt vời mà hai th&ag

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?
Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về hai dưỡng chất này để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm đẹp và chăm s&o

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n