Hạt lanh là hạt gì? Hạt lanh có tác dụng gì? Mua ở đâu?
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 03/02/2023, 16:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Chủ nhật, 30/07/2023, 18:05 (+07:00)
1. Hạt lanh là gì?
1.1 Giới thiệu về hạt lanh
1.2 Đặc điểm tự nhiên
1.3 Bộ phận sử dụng
1.4 Giá trị dinh dưỡng của hạt lanh
1.5 Ứng dụng của hạt lanh
2. Hạt lanh có tác dụng gì?
2.1 Nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng
2.2 Chứa nhiều axit béo omega-3
2.3 Có thể giúp bảo vệ chống ung thư
2.4 Giàu chất xơ
2.5 Giảm mức cholesterol
2.6 Giảm huyết áp
2.7 Ổn định đường huyết
2.8 Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
2.9 Đa năng và dễ sử dụng
3. Cách sử dụng hạt lanh
3.1 Hạt lanh ăn như thế nào?
3.2 Cách chế biến hạt lanh
3.3 Ai không nên ăn hạt lanh
3.4 Lưu trữ và bảo quản hạt lanh
4. Tác dụng phụ có thể xảy ra
5. Mua hạt lanh ở đâu?
Tổng kết
Hạt lanh được xem là một “siêu thực phẩm” mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đồng thời còn hỗ trợ giảm cân. Trong bài viết này, Bestme sẽ thông tin chi tiết về hạt lanh cũng như gợi ý tìm mua hạt lanh uy tín, hiệu quả!
1. Hạt lanh là gì?
1.1 Giới thiệu về hạt lanh
Hạt lanh là hạt của cây lanh, có kích thước nhỏ, màu nâu hoặc màu vàng. Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất béo, chất chống oxy hóa và chất xơ có lợi cho sức khỏe.
Hạt lanh là hạt của cây lanh, có kích thước nhỏ
1.2 Đặc điểm tự nhiên
Cây lanh là một loài thực vật có hoa, có tên khoa học là Linum usitatissimum. Đây là loài thuộc chi Linum, họ Linaceae.
Cây Lanh là loại cây thân cỏ thường niên, thích nghi với các vùng khí hậu ôn đới. Hạt lanh giống thường được gieo vào mùa xuân và thu hoạch vào đầu hè.
Cây lanh được trồng cao đến 1,2 m với thân mảnh mai, lá cây lanh có màu xanh lục, hình mũi mác mảnh có chiều dài 20–40 mm và rộng 3 mm.
Hoa cây lanh là tinh khiết màu xanh nhạt có đường kính 15-25 mm với năm cánh hoa, các hoa và quả của cây lanh là một vòng khô nang có đường kính 5-9 mm.
Đặc điểm tự nhiên của cây lanh
1.3 Bộ phận sử dụng
Thông thường, người ta sẽ sử dụng và xử lý phần sợi, xơ, vỏ cây lanh thành sợi rồi đem dệt thành vải lanh.
Ngày nay, hạt lanh cũng được sử dụng phổ biến và rộng rãi như một chất bổ sung ở chế độ ăn uống để ngăn ngừa táo bón, tiểu đường, cholesterol cao, bệnh tim, ung thư và một số bệnh khác.
1.4 Giá trị dinh dưỡng của hạt lanh
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (U.S. DEPARTMENT OF AGRICULTURE), trong 100g hạt lanh có chứa những thành phần sau đây(1):
Giá trị dinh dưỡng | |
Năng lượng (Energy) | 534 kcal |
Protein | 18.3 g |
Carb | 28.9 g |
Chất xơ (fiber) | 27.3 g |
Tổng chất béo (total lipid) | 42.2g |
17.8 mg | |
Magie (Magnesium) | 27.4 mg |
15.97 mg |
1.5 Ứng dụng của hạt lanh
Hạt lanh có rất nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực.
- Nông nghiệp: Hạt lanh được sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng và giúp tăng sản lượng trồng cây.
- Công nghiệp: Sản xuất thành vải lanh.
- Thực phẩm: Hạt lanh được sử dụng trong sản xuất bánh, đồ ăn chay, đồ uống và các sản phẩm dinh dưỡng khác.
- Chăm sóc sức khỏe: Hạt lanh có chứa nhiều protein, bổ sung dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và giảm rối loạn tiêu hóa.
- Chăm sóc cơ thể: Hạt lanh có thể được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc da và tóc, vì nó có khả năng tạo độ ẩm cho da và tóc.
Một số ứng dụng của hạt lanh
2. Hạt lanh có tác dụng gì?
2.1 Nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng
Hạt lanh là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nguồn protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất khác nhau vô cùng dồi dào. Do đó, hạt lanh thường xuất hiện trong các chế độ ăn lành mạnh nhằm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.
Hạt lanh là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng
2.2 Chứa nhiều axit béo omega-3
Hạt lanh giàu axit béo ALA - một loại axit béo omega-3 có nguồn gốc thực vật - mang đến các công dụng cho sức khỏe như: ngăn cholesterol tích tụ; giảm nguy cơ đau tim; hạn chế đột quỵ. Với tác dụng bảo vệ tim mạch của hạt lanh, hãy thêm loại hạt này vào chế độ ăn uống lành mạnh của bạn!
Hạt lanh chứa nhiều axit béo omega-3
2.3 Có thể giúp bảo vệ chống ung thư
Theo nhiều nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Ung thư lâm sàng đã chỉ ra việc tiêu thụ hạt lanh này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư đại tràng.
Nguyên nhân bởi hạt lanh chứa lượng lignan nhiều gấp 800 lần so với các loại thực vật khác. Đây là hợp chất thực vật có chức năng chống oxy hóa. Hơn nữa, lignan cũng đóng vai trò tương tự như estrogen trong cơ thể. Hai đặc tính này giúp bạn giảm nguy cơ ung thư và cải thiện sức khỏe.
Hạt lanh giúp chống ung thư
2.4 Giàu chất xơ
Trong 7g hạt lanh có chứa 3g chất xơ, chiếm 8 – 12% lượng tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày ở cả nam giới và phụ nữ. Lượng chất xơ dồi dào này giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa. Từ đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm cholesterol.
Hạt lanh giàu chất xơ
2.5 Giảm mức cholesterol
Chất xơ trong hạt lanh liên kết với muối do mật tiết ra, sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể. Để bổ sung lượng muối từ mật này, gan phải dùng cholesterol từ máu, điều này, giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Hạt lanh có thể giảm mức cholesterol trong cơ thể
2.6 Giảm huyết áp
Theo nghiên cứu của tạp chí Hypertension, họ cho rằng hạt lanh giảm huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Hơn 100 bệnh nhân được chẩn đoán với bệnh động mạch ngoại biên, một điều kiện liên quan đến huyết áp cao, đã được chia thành hai nhóm. Một nhóm dùng hạt lanh hoặc một nhóm dùng giả dược. Nhóm đầu tiên ăn 30 gram hạt lanh mỗi ngày trong 6 tháng. Tại kết luận của nghiên cứu này, những người trong nhóm hạt lanh có huyết áp thấp hơn so với những người trong nhóm dùng giả dược.
Hạt lanh giúp hạ huyết áp
2.7 Ổn định đường huyết
Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có bổ sung 10 – 20g bột hạt lanh vào chế độ ăn uống hàng ngày (trong ít nhất một tháng) đã giảm 8 – 20% lượng đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết này có thể do hàm lượng chất xơ không hòa tan trong hạt lanh làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy hạt lanh giúp ổn định đường huyết
2.8 Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Hạt lanh có nhiều chất xơ không hòa tan, nó làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng cảm giác no. Điều này có thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.
Hạt lanh là thực phẩm giúp giảm cân
Bạn có thể sử dụng viên uống giảm cân DHC Forskohlii Soft Capsule chiết xuất hạt lanh giúp giảm cân giảm mỡ hiệu quả:
product_sku=4511413623169
2.9 Đa năng và dễ sử dụng
Hạt lanh có nhiều công dụng và rất dễ sử dụng ngay tại nhà nên được nhiều chị em ưa chuộng.
Một số tác dụng của hạt lanh
3. Cách sử dụng hạt lanh
3.1 Hạt lanh ăn như thế nào?
Thông thường, bạn có thể sử dụng hạt lanh dưới hai dạng nguyên hạt và bột. Cả hai dạng này đều rất tốt cho sức khỏe.
- Nếu ăn dạng nguyên hạt, bạn sẽ tận dụng được dầu và chất xơ có trong vỏ hạt. Trước khi ăn, bạn có thể ngâm hạt trong nước ấm khoảng 10 phút hoặc ngâm trong nước lạnh khoảng 2 tiếng.
- Dạng bột là những hạt lanh đã trải qua quá trình nghiền nhỏ, điều này giúp chúng ta dễ tiêu hóa khi sử dụng hơn.
Hạt lanh có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày
Tùy theo từng đối tượng mà chúng ta có cách sử dụng hạt lanh khác nhau.
- Người bình thường (thể trạng tốt, trưởng thành): Sử dụng 1 tới 2 muỗng hạt lanh mỗi ngày, tương đương là khoảng 42gram/ngày
- Trẻ em: Sử dụng cho trẻ với lượng ít hơn chỉ khoảng 8 gram/ngày
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai rất dễ kích ứng với thực phẩm lạ, nên chỉ nên sử dụng khoảng 14gram/ngày
- Người già: Người già thì cũng không nên sử dụng quá nhiều hạt lanh, chỉ dùng khoảng 15gram/ngày
3.2 Cách chế biến hạt lanh
- Cách 1: Rang hạt lanh trên chảo hơi xém vàng và thưởng thức như món hạt rang chín.
- Cách 2: Rang hạt lanh, sau đó nghiền thành bột mịn. Và thêm bột lanh vào một số món ăn hay đồ uống hàng ngày.
- Cách 3: Nghiền hạt lanh sống để thêm vào bánh nướng, bánh mì, súp, canh…
- Cách 4: Cho hạt lanh đã được rang chín và nghiền nát vào sinh tố bất kỳ mà chị em yêu thích. Bạn có thể trộn với sữa chua và mật ong nguyên chất để gia tăng hương vị cho món ăn.
Một số cách chế biến hạt lanh
3.3 Ai không nên ăn hạt lanh
Các đối tượng không nên sử dụng hạt lanh vì một số lý do sức khỏe:
- Người có tình trạng tiểu đường: Hạt lanh có thể chứa nhiều carb, nên người bị tiểu đường cần hạn chế sử dụng.
- Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) hay bị bệnh viêm ruột (IBD) không nên ăn hạt lanh: Hạt lanh có công dụng như một loại thuốc nhuận tràng và có thể kích thích khung đại tràng, dẫn đến viêm, thậm chí xuất huyết đại tràng.
- Người có tình trạng cao mỡ máu: Hạt lanh có chứa nhiều chất béo, nên người có tình trạng cao mỡ máu cần hạn chế sử dụng.
- Những người uống thuốc làm loãng máu, đường máu, steroid tại chỗ, chống viêm và giảm cholesterol thuốc nên tránh ăn hạt lanh.
3.4 Lưu trữ và bảo quản hạt lanh
Hạt lanh và các chế phẩm từ hạt lanh đều rất nhạy cảm với ánh sáng và có thể bị biến đổi khi tiếp xúc lâu với ánh sáng. Cho nên, chúng cần được bảo quản trong các loại bao bì mờ, đục, ở môi trường khô ráo, không tiếp xúc với ánh mặt trời.
Hạt lanh nguyên hạt có thể giữ ở nhiệt độ phòng lên đến một năm, nhưng khi chúng đã được nghiền nhỏ thành dạng bột hay vụn thì cần được sử dụng càng sớm càng tốt. Dầu hạt lanh cũng có thể bị ôi nếu không được bảo quản đúng cách. Do đó, bạn chỉ nên mua một lượng nhỏ dầu và bột hạt lanh, đến khi sử dụng hết mới tiếp tục mua bổ sung.
Các chế phẩm từ hạt lanh thường có thời hạn sử dụng rất ngắn
4. Tác dụng phụ có thể xảy ra
Hạt lanh được khuyên dùng bởi những lợi ích mang lại, tuy nhiên, nếu sử dụng hạt lanh với liều lượng quá mức sẽ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.
Ăn quá nhiều hạt lanh cũng có thể gây tiêu chảy do hạt lanh chứa rất nhiều chất xơ, đặc biệt ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa. Không những vậy, hạt lanh nếu dùng không đúng cách còn có thể gây phản ứng đối với những loại thuốc khác, gây mất cân bằng Estrogen.
Do đó, bạn nên dùng liều lượng phù hợp, nếu có vấn đề về sức khỏe, cần tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia y tế trước khi áp dụng vào chế độ ăn uống của mình.
Một số tác dụng phụ nếu sử dụng hạt lanh quá mức
5. Mua hạt lanh ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, trung bình giá hạt lanh có thể dao động từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng/kg tùy theo loại hạt lanh.
Mức giá này được đánh giá là cao hơn khi bạn tìm mua hạt lanh tại các khu chợ, tạp hóa. Nhưng đa phần, đây đều là hàng sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không được kiểm định chất lượng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình, bạn nên mua tìm mua hạt lanh tại những đơn vị phân phối sản phẩm uy tín, các cửa hàng hạt dinh dưỡng hoặc những siêu thị lớn có giấy phép kiểm định chất lượng.
Cần tìm mua hạt lanh ở đơn vị phân phối, cửa hàng bán lẻ uy tín hoặc tại các siêu thị lớn
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý chọn mua hạt lanh đúng cách để khi ăn sẽ ngon miệng và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Một số cách chọn mua hạt lanh tốt:
- Chọn hạt có vỏ cứng, căng tròn, chứ không chọn loại hạt xép.
- Loại bỏ những hạt có mùi mốc và xuất hiện những đốm trắng mối mọt.
- Chỉ chọn những loại hạt có màu vàng và nâu sẫm, màu phải tươi mới, bóng loáng.
Bổ sung tinh chất hạt lanh với Viên uống mầm đậu nành cân bằng nội tiết, chống lão hóa DHC Soy Isoflavone tại đây:
product_sku=4511413625989
Tổng kết
Trên đây là tất tần tật thông tin về hạt lanh - một “siêu thực phẩm” mà chị em lựa chọn chế độ ăn uống healthy hay bất kỳ ai muốn bảo vệ sức khỏe cần phải nắm rõ. Hãy chọn mua hạt lanh đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!
Bên cạnh thông tin về hạt lanh, chị em có thể tham khảo các kiến thức làm đẹp và chăm sóc sức khỏe hữu ích khác ngay tại website của Bestme.
Tài liệu tham khảo
[1] https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169414/nutrients