18 loại trái cây nhiều vitamin C nhất bạn nên bổ sung
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 10/08/2023, 23:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 16/08/2023, 11:16 (+07:00)
1. 18 loại trái cây nhiều vitamin C bạn nên đưa vào thực đơn ăn uống
1.1 Mận Kakadu
1.2 Sơ ri
1.3 Quả tầm xuân
1.4 Ổi
1.5 Nho đen
1.6 Dưa lưới
1.7 Kiwi
1.8 Chanh
1.9 Vải
1.10 Quả hồng Mỹ
1.11 Đu đủ
1.12 Dâu tây
1.13 Cam
1.14 Dứa
1.15 Bưởi hồng
1.16 Bưởi trắng
1.17 Nam việt quất
1.18 Quả na
2. Gợi ý thực đơn từ các loại trái cây nhiều vitamin C
2.1 Nước cam ép
2.2 Nước chanh
2.3 Trà vải
2.4 Sinh tố dâu tây sữa chua
2.5 Salad bưởi
2.6 Salad hoa quả
3. Nấu nướng có làm giảm lượng vitamin C trong thực phẩm không?
Tổng kết
Vitamin C có trong các loại trái cây sẽ là một nguồn bổ sung hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể một cách tự nhiên, an toàn và lành tính. Bổ sung trái cây nhiều vitamin C hàng ngày sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống oxy hoá vô cùng hiệu quả. Vậy bạn đã biết những loại trái cây nào có chứa nhiều vitamin C chưa? Hãy cùng Bestme tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
1. 18 loại trái cây nhiều vitamin C bạn nên đưa vào thực đơn ăn uống
1.1 Mận Kakadu
Mận Kakadu là cây bản địa của Úc. Chúng chứa ít calo và giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nguồn chất xơ và giàu vitamin C. Mận Kakadu là một trong những trái cây nhiều vitamin C với hàm lượng 2.907mg trên 100g. Loại quả này được biết đến là nguồn cung cấp vitamin C phong phú nhất. Trong 100g mận kakadu cung cấp khoảng 3,230% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.2 Sơ ri
Sơ ri là một loại cây có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới của Tây bán cầu. Sơ ri nổi tiếng nhất là loại trái cây nhiều vitamin C cung cấp các đặc tính chống oxy hóa đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch. Sơ ri chứa khoảng 1677,6mg hàm lượng vitamin C trong 100g ở dạng tự nhiên. Chúng cung cấp khoảng 1864% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.3 Quả tầm xuân
Quả tầm xuân là quả của một loài hoa hồng dại được gọi là Rosa canina. Hoa hồng này mọc hầu hết ở châu Âu và một số vùng của châu Phi và châu Á. Quả tầm xuân được dùng phổ biến trong y học cổ truyền và có lượng vitamin C cao, được dùng để làm siro, trà…. Trung bình 100g quả tầm xuân chứa cung cấp 426mg hàm lượng vitamin C và chiếm khoảng 473% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.4 Ổi
Ổi là cây nhiệt đới có nguồn gốc ở Trung Mỹ. Quả có hình bầu dục với vỏ màu xanh nhạt hoặc vàng và chứa hạt ăn được. Quả ổi rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và chất xơ. Ổi chứa 228.3mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 254% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
1.5 Nho đen
Nho đen có nguồn gốc từ các khu vực ôn đới ở Bắc Âu và Bắc Á. Nhưng điều khiến chúng trở nên đặc biệt đáng kinh ngạc là hàm lượng chất chống oxy hóa của chúng, cụ thể là anthocyanins. Nho đen chứa 181mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 201% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.6 Dưa lưới
Dưa lưới có nguồn gốc từ Châu Phi, có hương vị nhẹ nhàng và ngọt nên là một món ăn ngon được yêu thích. Không những thế dưa lưới còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe khi cung cấp tới 36.7mg vitamin C/100g và cung cấp khoảng 41% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.7 Kiwi
Kiwi có nguồn gốc từ miền trung và miền đông Trung Quốc, được trồng phổ biến ở New Zealand. Vỏ mỏng, mờ, dạng sợi, có vị chua, vỏ của quả có màu nâu nhạt có thể ăn được, thịt quả màu xanh lục nhạt hoặc vàng với những hàng hạt nhỏ màu đen có thể ăn được. Quả có cấu trúc mềm mại với hương vị ngọt ngào và độc đáo. Kiwi xanh chứa 92.7mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 103% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.8 Chanh
Cây chanh thường mọc ở các vùng cận nhiệt đới, khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Nước chanh có nhiều công dụng, từ ẩm thực đến dược phẩm. Trong 100g chanh chứa 53mg vitamin C, cung cấp khoảng 59% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.9 Vải
Vải là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Quả vải là loại quả tròn nhỏ, vỏ có vảy đỏ, cùi mọng ngọt nước, một hạt to. Vải được tìm thấy nhiều trong các món tráng miệng và đồ uống như thạch, cocktail và kem. Trong 100g vải chứa 71.5mg vitamin C trên 100g và cung cấp khoảng 79% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.10 Quả hồng Mỹ
Cây hồng mỹ vốn có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc và được trồng phổ biến nhất là ở Nhật Bản. Trái chín thì ngọt, ít chua, thịt mềm. Quả hồng Mỹ chứa 66mg hàm lượng vitamin C trên 100g, cung cấp khoảng 72% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.11 Đu đủ
Đu đủ có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Mỹ và phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đới. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, có nhiều hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống. Đu đủ chứa 60.9mg hàm lượng vitamin C trên 100g, cung cấp khoảng 68% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.12 Dâu tây
Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Dâu tây được nhiều người đánh giá cao nhờ hương thơm đặc trưng, màu đỏ tươi, mọng nước và vị ngọt. Chúng được sử dụng trong nhiều loại như mứt, thạch, tráng miệng,... Dâu tây chứa 58.8mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 65% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.13 Cam
Cây cam được coi là cây ăn quả được trồng nhiều nhất trên thế giới. Cây cam được trồng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới để cho quả ngọt. Giống như các loại trái cây có múi khác, cam có nhiều vitamin C. Cam chứa 53.2mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 59% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.14 Dứa
Dứa có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Dứa rất giàu vitamin và khoáng chất. Chúng thường được sử dụng làm món tráng miệng, nước ép, nấu ăn hàng ngày,.... Dứa chứa 47.8mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 53% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.15 Bưởi hồng
Bưởi hồng là một loại trái cây lai, được tạo ra bằng cách lai giữa cam và bưởi. Bưởi hồng được đặt tên theo thịt màu đỏ hồng, ngọt hơn và ít chua hơn so với bưởi trắng. Bưởi hồng không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Nó ít calo và chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bưởi hồng chứa 31.2mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 35% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.16 Bưởi trắng
Bưởi trắng là một loại trái cây có nguồn gốc từ Jamaica có vị ngọt, mọng nước do được lai tự nhiên giữa bưởi và cam ngọt. Bưởi trắng chứa 33.3mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 37% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.17 Nam việt quất
Nam việt quất thường mọc ở nơi có khí hậu mát mẻ ở phía Bắc Bán Cầu, bao gồm phía Bắc châu Âu, bắc Á và phía bắc Bắc Mỹ. Chúng thường mọc thành bụi hoặc dây bò dài. Nam việt quất thu hoạch thường được chế biến thành nước ép trái cây, nước sốt,.... Nam việt quất chứa 14mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 16% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
1.18 Quả na
Quả na có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nó là loại trái cây cùng họ với mãng cầu. Trái có màu xanh, da sần sùi, thịt ngọt và hạt có màu nâu sẫm. Khi ăn cần phải loại bỏ hạt vì chúng có thể gây ngộ độc. Quả na chứa 12.6mg hàm lượng vitamin C trên 100g. Chúng cung cấp khoảng 14% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
2. Gợi ý thực đơn từ các loại trái cây nhiều vitamin C
Dưới đây là một số gợi ý thực đơn từ các loại trái cây giàu vitamin C vô cùng đơn giản để bạn hoàn toàn có thể thực hiện được ngay tại nhà:
2.1 Nước cam ép
Nguyên liệu
- 2 quả cam sành
- 30ml mật ong
- Đá viên
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch cam bằng nước. Sau đó bạn có thể để cam vào lò vi sóng khoảng 30s nhằm để tinh dầu bay hơi bớt.
- Bước 2: Lăn nhẹ quả cam để khi vắt nước sẽ dễ dàng hơn.
- Bước 3: Tiến hành vắt cam để lấy nước. Lưu ý không vắt quá sát tránh làm nước cam bị đắng.
- Bước 4: Sau khi đã vắt xong tiếp tục đổ nước cam vào ly rồi cho mật ong vào khuấy đều.
- Bước 5: Cuối cùng hãy cho vài viên đá để thưởng thức thành phẩm nhé.
2.2 Nước chanh
Nguyên liệu
- 4 quả chanh
- 200g đường
- 1,5l nước
- Lá bạc hà
- Đá viên
Cách làm
- Bước 1: Cho 1 cốc đường và 1 cốc nước theo tỉ lệ 1:1 vào nồi rồi đun sôi cho đến khi đường được tan hết.
- Bước 2: Lấy chanh lăn nhẹ vài lần để lúc vắt dễ và thu được nhiều nước cốt hơn. Tiếp theo cắt chanh làm đôi rồi vắt lấy nước bỏ hạt.
- Bước 3: Cho 30ml nước cốt chanh, 60ml nước đường và 120ml nước lọc khuấy đều cho hoà tan cùng nhau.
- Bước 4: Thêm đá rồi thưởng thức. Để tăng sự thu hút có thể trang trí bằng lá bạc hà và một miếng chanh thái lát.
2.3 Trà vải
Nguyên liệu
- 5 - 7 quả vải ngâm đường.
- 3g trà đen
- 10ml nước cốt chanh
- 10ml đường nước
- 100g đường cát
- Lá sả, bạc hà
Cách làm
- Bước 1: Cho nước sôi ở nhiệt độ khoảng 90 độ C và trà đen để ủ trong khoảng 10 phút.
- Bước 2: Cho 80m nước trà vào một chiếc cốc sạch. Sau đó cho tiếp nước đường, 10ml nước cốt chanh và quả vải vào cốc khuấy đều hoà quyện vào nhau.
- Bước 3: Cho thêm đá và có thể trang trí thêm bằng 1 vài lát bạc hà và thưởng thức.
2.4 Sinh tố dâu tây sữa chua
Nguyên liệu
- 12 quả dâu tây
- 50ml sữa chua
- 50ml sữa tươi
Cách làm
- Bước 1: Lựa chọn những quả dâu tây, đỏ tươi và còn nguyên cuống lá và xanh tươi.
- Bước 2: Rửa sạch dâu, ngâm với muối loãng và cắt bỏ phần cuống lá. Sau đó thái dâu tây thành từng lát mỏng.
- Bước 3: Tiến hành cho dâu, 50ml sữa chua và 50ml sữa tươi vào máy cối xay để xay đều lên.
- Bước 4: Đổ thành phẩm ra ly và thưởng thức. Nếu muốn uống lạnh có thể thêm vài viên đá hoặc bỏ tủ lạnh tầm 30 phút.
2.5 Salad bưởi
Nguyên liệu
- Tôm tươi
- Rau diếp cá
- Dầu ô liu
- Bơ tươi
- Nước ép bưởi
- Muối
- Hạt tiêu
- Tép bưởi
Cách làm
- Bước 1: Đem tôm đi luộc chung với một ít muối cho đến chín rồi vớt ra bóc sạch vỏ và bỏ đầu tôm.
- Bước 2: Rửa sạch rau diếp cá, xong để ráo nước rồi đem trộn với bơ đã thái kiểu hạt lựu cùng với tôm.
- Bước 3: Cho dầu oliu, muối, tiêu và tép bưởi trộn lại với nhau để làm nước sốt. Sau đó rưới nước sốt lên hỗn hợp rau diếp cá, bơ và tôm rồi trộn đều.
- Bước 4: Cho salad ra đĩa rồi thưởng thức.
2.6 Salad hoa quả
Nguyên liệu
- Nước cốt chanh đã gạt bỏ hết hạt.
- Các loại hoa quả: dứa, kiwi, dưa chuột, dâu tây.
- Rau xà lách tách lá.
- 50gr mayonnaise.
- 40gr sữa đặc.
- 2 thìa mật ong.
Cách làm
- Bước 1: Cho 50gr sốt mayonnaise, 40gr sữa đặc 2 thìa canh và nước cốt chanh trộn đều để làm nước sốt trộn salad.
- Bước 2: Cho tất cả hoa quả đã chuẩn bị vào một cái bát lớn rồi cho hỗn hợp nước sốt vừa pha vào trộn đều.
- Bước 3: Thu được thành phẩm món salad hoa quả trộn và thưởng thức.
3. Nấu nướng có làm giảm lượng vitamin C trong thực phẩm không?
Quá trình nấu nướng có thể làm làm giảm một phần lượng vitamin C trong thực phẩm. Bởi vitamin C là một loại vitamin dễ bị phá huỷ bởi nhiệt độ cao. Khi thực phẩm trải qua quá trình nấu nướng, vitamin C có thể bị phá huỷ hoặc thoát ra khỏi thực phẩm. Nếu thực phẩm được nấu quá lâu hoặc chế biến dưới nhiệt độ cao thì lượng vitamin C cũng có thể giảm đi nhiều hơn.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về 18 loại trái cây nhiều vitamin C mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng trong thực đơn ăn uống mỗi ngày của bạn. Bestme hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có cách bổ sung đầy đủ vitamin C từ trái cây cho cơ thể thêm khỏe mạnh nhé.
Hãy luôn theo dõi Bestme để biết thêm nhiều thông tin làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ nhé!