Giải mã 9 tác hại của đậu bắp bạn nhất định cần phải biết
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 03/04/2024, 16:00 (+07:00)
1. Tìm hiểu về trái đậu bắp
2. Những tác hại của đậu bắp bạn cần phải biết
2.1 Gây tiêu chảy
2.2 Gây tăng nguy cơ sỏi thận
2.3 Tác hại của đậu bắp gây hạ huyết áp
2.4 Gây tương tác thuốc
2.5 Ảnh hưởng đến khớp
2.6 Gây đông máu
2.7 Ảnh hưởng đến khả năng tình dục
2.8 Gây dị ứng
2.9 Gây đầy hơi, khó tiêu
3. Những lưu ý giúp phòng tránh tác dụng phụ của đậu bắp
Tổng kết
Là thực phẩm ít calo nhưng lại rất giàu giá trị dinh dưỡng, đậu bắp đã trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn của nhiều người. Dù vậy, loại đậu này vẫn có những tác hại với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Cùng Bestme khám phá ngay 9 tác hại của đậu bắp ngay trong bài viết này!
1. Tìm hiểu về trái đậu bắp
Đậu bắp sở hữu nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong 50g đậu bắp có chứa:
- 4mg natri
- 2g chất xơ
- 1g đường
- 1g protein
- 13% lượng vitamin C cần thiết trong ngày
- 3% canxi cần thiết trong ngày
- 7% vitamin A cần thiết trong ngày
- Đặc biệt, đậu bắp không chứa chất béo

Chính vì thế, bổ sung đậu bắp mỗi ngày giúp ngăn ngừa táo bón, tạo cảm giác no lâu hơn, nên giảm cân vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, đặc tính chống viêm và kháng khuẩn trong đậu bắp còn bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề về đường tiêu hóa.
Ngoài ra còn một số tác dụng khác của đậu bắp như:
- Flavonoid, xanthin và lutein trong đậu bắp rất tốt trong việc bảo vệ phổi.
- Hàm lượng vitamin A dồi dào sẽ giữ cho đôi mắt và làn da được khỏe mạnh.
- Vitamin C có trong đậu bắp giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa ho, nhiễm trùng và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
2. Những tác hại của đậu bắp bạn cần phải biết
Thế nhưng không phải ai cũng biết, thực phẩm này hoàn toàn có thể gây ra tác dụng phụ với sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
2.1 Gây tiêu chảy
Thành phần fructans - một loại carbohydrate có nhiều trong đậu bắp - có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đầy hơi hoặc gây chuột rút. Vì thế những ai đang mắc hội chứng ruột kích thích hoặc mắc bệnh đường ruột cần chú ý khi ăn đậu bắp.
2.2 Gây tăng nguy cơ sỏi thận
Hàm lượng oxalat cao trong đậu bắp có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận dạng canxi oxalat. Vì vậy một số người đang bị sỏi thận hoặc có nguy cơ cao mắc sỏi thận nên hạn chế ăn đậu bắp.
2.3 Tác hại của đậu bắp gây hạ huyết áp
Đậu bắp là thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol nên tiêu thụ đậu bắp ở mức độ vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, hạ mỡ máu. Thế nhưng khi ăn thực phẩm này quá mức sẽ khiến một số người bị hạ huyết áp.

2.4 Gây tương tác thuốc
Những thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao như đậu bắp có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc, đặc biệt là bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin.
2.5 Ảnh hưởng đến khớp
Trong đậu bắp có chứa chất melamine - hợp chất gây nên các bệnh liên quan đến xương khớp. Vì thế, ăn đậu bắp thường xuyên dễ bị đau khớp, viêm khớp kéo dài.
2.6 Gây đông máu
Với hàm lượng vitamin K vô cùng dồi dào gây nên, đậu bắp có khả năng gây đông máu cũng như giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị chống đông máu hoặc tiểu đường.

2.7 Ảnh hưởng đến khả năng tình dục
Một số chứng minh chỉ ra, nếu như nữ giới ăn đậu bắp sẽ làm tăng hormone testosterone, hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể.
Ngược lại, đậu bắp làm nam giới giảm khả năng sinh sản vì chức năng và trọng lượng của tinh hoàn bị giảm đi. Do đó những người đang mong muốn có con không nên ăn nhiều đậu bắp.
2.8 Gây dị ứng
Đậu bắp có thể gây ra tình trạng dị ứng ở một số người. Do đó, nếu bạn có tiền sử về dị ứng thực phẩm hoặc có triệu chứng dị ứng sau khi ăn đậu bắp, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!
2.9 Gây đầy hơi, khó tiêu
Đậu bắp chứa carbohydrate có thể gây tiêu chảy và đầy hơi ở những người đang gặp vấn đề về đường ruột.

3. Những lưu ý giúp phòng tránh tác dụng phụ của đậu bắp
Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn phòng tránh tác hại của đậu bắp một cách hiệu quả:
- Khi nấu đậu bắp tránh nấu quá kỹ sẽ làm mất đi chất nhầy và hàm lượng dinh dưỡng trong đậu bắp.
- Có thể chế biến đậu bắp thành nhiều món ăn khác nhau vô cùng ngon miệng nhưng bạn nên hạn chế việc chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Những ai thể trạng kém, thường bị lạnh bụng không nên ăn nhiều do đậu bắp có tính hàn nên sẽ gây phản tác dụng.
- Bệnh nhân mắc bệnh đường ruột hoặc mắc hội chứng ruột kích thích có thể bị tiêu chảy, đầy hơi khi ăn đậu bắp do hàm lượng fructose cao.

⭐⭐⭐Tìm hiểu nhiều hơn: Tác hại của trái nhàu
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã cùng bạn giải mã 9 tác hại của đậu bắp bạn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hữu ích để sử dụng thực phẩm này đúng cách nhé!
Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ các kiến thức chăm sóc sức khỏe khác!