7 tác hại của đậu đỏ và lưu ý giúp phòng tránh hiệu quả
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 09/04/2024, 09:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 09/04/2024, 11:14 (+07:00)
1. Khám phá thành phần dinh dưỡng của đậu đỏ
2. Những tác hại của đậu đỏ có thể gặp phải
2.1 Gây rối loạn tiêu hóa
2.2 Gây kháng dinh dưỡng
2.3 Có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày
2.4 Gia tăng nguy cơ ung thư
2.5 Tác hại của đậu đỏ có thể gây ngộ độc
2.6 Gây tăng cân
2.7 Gây dị ứng
3. Ai không nên ăn đậu đỏ?
4. Những lưu ý khác giúp phòng tránh tác hại của đậu đỏ
Tổng kết
Đậu đỏ là thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dù vậy, nó hoàn toàn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Cùng Bestme khám phá 7 tác hại của đậu đỏ cùng với những lưu ý giúp bạn phòng tránh nhé!
1. Khám phá thành phần dinh dưỡng của đậu đỏ
Đậu đỏ là thực phẩm vô cùng dinh dưỡng, không chỉ hạt mà vỏ đậu cũng chứa rất nhiều khoáng chất. Trong khoảng 100gr đậu đỏ có chứa:
- Năng lượng: 341 kcal
- Carbohydrate: 64g
- Protein: 24g
- Chất béo: 1,53g
- Chất xơ: 15,4g
Ngoài ra, đậu đỏ cũng cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất như:
- Vitamin K để hỗ trợ quá trình đông máu và duy trì sức khỏe xương.
- Vitamin C nhằm tăng cường hệ miễn dịch và quá trình hấp thụ sắt của cơ thể tốt hơn.
- Vitamin B1: hỗ trợ chuyển hóa thức ăn mà cơ thể nạp vào thành năng lượng.
- Kali, magie và sắt để cơ thể phát triển, hoạt động khỏe mạnh.
Vì thế, đây là thực phẩm chính trong chế độ ăn thuần chay, đảm bảo cơ thể luôn có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động suốt ngày dài.

2. Những tác hại của đậu đỏ có thể gặp phải
Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của đậu đỏ nếu sử dụng không đúng cách!
2.1 Gây rối loạn tiêu hóa
Đậu đỏ là nguồn chất xơ dồi dào. Do đó, khi tiêu thụ quá nhiều đậu đỏ hoặc không và nấu chín đến độ đủ, đậu đỏ rất khó tiêu, thậm chí tạo ra khí độc trong ruột. Sự tích tụ của chất xơ làm mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, gây ra hiện tượng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
2.2 Gây kháng dinh dưỡng
Trong đậu đỏ có chứa thành phần lectin - một hợp chất tự nhiên làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều đậu hay sử dụng đậu đỏ chưa nấu chín để tránh gặp phải tác hại của đậu đỏ này nhé!
2.3 Có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày
Đậu đỏ được chứng minh có khả năng kích thích sản xuất axit trong dạ dày. Sự tăng cường tiết acid làm gia tăng nguy cơ loét dạ dày, khiến bạn có cảm giác đau và nôn mửa.
Vì thế, nếu có vấn đề về dạ dày, nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ đậu đỏ và tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ.

2.4 Gia tăng nguy cơ ung thư
Việc nạp lượng lớn đậu đỏ không chỉ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Do việc chế biến đậu đỏ không đúng cách sẽ tạo ra lectin, một chất gây độc hại có thể tăng nguy cơ ung thư.
2.5 Tác hại của đậu đỏ có thể gây ngộ độc
Việc ăn loại đậu đỏ không được ngâm và nấu chín đến độ đủ sẽ tạo ra khí độc trong ruột. Sự tích tụ này gây ra hiện tượng ngộ độc, khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau đầu và chóng mặt.
2.6 Gây tăng cân
Đậu đỏ có chứa một lượng lớn carbohydrate cùng chỉ số calo khá cao. Nên nếu bạn ăn nhiều đậu đỏ quá mức, sẽ khiến cân nặng bị mất kiểm soát và tăng cân nghiêm trọng.

2.7 Gây dị ứng
Một số cơ địa gặp tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với đậu đỏ như nổi mẩn ngứa, phát ban da, ngứa ngạt, khó thở... nghiêm trọng hơn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như phản ứng thần kinh.
Do đó, nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng dị ứng sau khi ăn đậu đỏ, cần sớm thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
3. Ai không nên ăn đậu đỏ?
Dưới đây là một số đối tượng không nên ăn đậu đỏ thường xuyên:
- Người hay bị tê bì tay chân, đặc biệt sau khi ăn đậu đỏ, có thể đó là dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Do đó nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này nhé!
- Một số người có tình trạng lạnh tay và chân liên tục, việc ăn đậu đỏ sẽ gây mất nhiệt và làm tăng tình trạng này. Đo dây là thực phẩm có khả năng làm tăng huyết mạch, gây ra tình trạng giảm nhiệt độ cơ thể.
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa và đầy hơi cũng không nên ăn đậu đỏ do tác hại của đậu đỏ khiến tình trạng này thêm trầm trọng.

4. Những lưu ý khác giúp phòng tránh tác hại của đậu đỏ
Để hạn chế tác hại không mong muốn của đậu đỏ, hãy tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
- Chỉ ăn khoảng 40g đậu đỏ mỗi ngày vì tiêu thụ quá mức có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa
- Cần sơ chế đậu đỏ kỹ càng trước khi nấu, đặc biệt là ngâm khoảng 3 tiếng trước khi sử dụng để loại bỏ hoạt chất Lectin - hoạt chất dễ gây ngộ độc khi tiêu thụ quá nhiều
- Luôn sử dụng đậu đỏ được nấu chín và ninh nhừ để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa
- Đậu đỏ là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, nhưng bạn vẫn cần kết hợp đậu đỏ với các loại thực phẩm khác như rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, các nguồn protein khác để có một bữa ăn cân đối và đa dạng.

⚠️⚠️⚠️Bạn đọc cũng quan tâm: Tác hại của gạo lứt
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp 7 tác hại của đậu đỏ và cùng với những điều cần lưu ý khi thêm đậu đỏ vào chế độ dinh dưỡng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân hiệu quả nhé!
Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác!