9 tác hại của đậu xanh với sức khỏe khiến bạn ngỡ ngàng
Thời gian xuất bản: Thứ bảy, 13/04/2024, 11:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ bảy, 13/04/2024, 12:34 (+07:00)
1. Tác hại của đậu xanh nếu dùng không đúng cách
1.1 Có nguy cơ gây nhiễm khuẩn
1.2 Gây đầy bụng, khó tiêu
1.3 Ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp
1.4 Ảnh hưởng đến huyết áp
1.5 Có nguy cơ gây bệnh gút
1.6 Tác động không tốt cho thận
1.7 Gây dị ứng
1.8 Khiến dinh dưỡng bị thiếu hụt
1.9 Gây tương tác thuốc
2. Những điều cần lưu ý để tránh tác hại của đậu xanh
Tổng kết
Tác hại của đậu xanh không phải ai cũng biết để có thể điều chỉnh lượng hạt sử dụng khoa học, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong nội dung bài viết này, Bestme sẽ chia sẻ sâu hơn về tác hại của loại hạt này để bạn có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Hãy theo dõi hết nội dung bài viết để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé!
1. Tác hại của đậu xanh nếu dùng không đúng cách
Đậu xanh là một trong những loại hạt có chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, thực phẩm này còn có chứa nhiều tác hại tiềm ẩn khác. Cụ thể, tác hại của đậu xanh là:
1.1 Có nguy cơ gây nhiễm khuẩn
Đậu xanh nếu không được nấu chín kỹ có thể bị nhiễm khuẩn bởi trong quá trình trồng, thu hoạch, chế biến có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Khi ăn đậu xanh sống hoặc chưa nấu kỹ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra các vấn đề về tiêu hoá, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1.2 Gây đầy bụng, khó tiêu
Theo các bác sĩ, trong đậu xanh có chất xơ hòa tan giúp sản sinh các lợi khuẩn thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu nạp dư lượng đậu xanh, cơ thể sẽ bị thừa chất xơ gây ra các triệu chứng đầy hơi, ợ hơi hoặc chướng bụng khó chịu.
Ngoài ra, đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu. Do vậy không nên ăn đậu xanh thường xuyên.

1.3 Ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp
Trong đậu xanh có chứa isoflavones, một chất có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của hormone tuyến giáp, gây suy giáp hoặc bướu cổ. Do đó, nếu bạn mắc các bệnh về tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ đậu xanh nhé!
1.4 Ảnh hưởng đến huyết áp
Thành phần có trong đậu xanh có tác dụng ức chế hiệu quả của enzym gây cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức có thể làm giảm huyết áp và làm cho bệnh khó kiểm soát hơn.

1.5 Có nguy cơ gây bệnh gút
Một trong những tác hại của đậu xanh đó chính là gây bệnh gút. Những ai đang hoặc có dấu hiệu bị gút nên chú ý để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu cho hợp lý.

1.6 Tác động không tốt cho thận
Trường hợp bạn sử dụng đậu xanh quá nhiều có thể làm tăng nồng độ kali trong máu, dẫn tới rối loạn chất điện giải, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận. Bạn hãy chú ý đến lượng đậu xanh sử dụng mỗi ngày để tránh những tác hại không mong muốn nhé.

1.7 Gây dị ứng
Một vài trường hợp có thể bị dị ứng với đậu xanh do phản ứng chéo. Biểu hiện của tình trạng này là ngứa, sưng, phát ban, khó thở… Nếu sau khi ăn đậu xanh, bạn có các dấu hiệu trên thì nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra kịp thời.

1.8 Khiến dinh dưỡng bị thiếu hụt
Với những người có cơ địa hấp thu kém nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt không nên sử dụng đậu xanh. Trong hạt đậu xanh có chứa phytic axit có thể gây cản trở hấp thu khoáng chất quan trọng như canxi, kẽm… dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ngoài ý muốn khác.

1.9 Gây tương tác thuốc
Ngoài những tác hại của đậu xanh trên, loại thực phẩm này còn có thể gây tình trạng tương tác thuốc khi bạn sử dụng thuốc đông y. Nếu bạn đang uống thuốc đông y thì không nên sử dụng đậu xanh để đảm bảo vấn đề an toàn nhé.

2. Những điều cần lưu ý để tránh tác hại của đậu xanh
Để hạn chế những tác hại của đậu xanh, trong quá trình sử dụng nguyên liệu này, bạn hãy chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Sử dụng đậu xanh chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn, không sử dụng hạt bị nứt vỡ hay có dấu hiệu ẩm mốc, sâu mọt.
- Không sử dụng đậu xanh vào buổi tối vì có thể gây lạnh bụng, tiểu đêm nhiều.
- Không ăn đậu xanh sống vì có thể làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Ngâm đậu xanh từ 4 đến 5 tiếng trước khi nấu để làm giảm lượng phytic axit.
- Nên sử dụng cả vỏ đậu xanh để cơ thể hấp thu các dưỡng chất được tốt hơn.

⚠️⚠️⚠️Tìm hiểu nhiều hơn: Tác hại của đậu đen
Tổng kết
Qua nội dung bài đọc trên, bạn đã được hiểu rõ hơn về những tác hại của đậu xanh nếu sử dụng sai cách. Từ đó, chú ý trong việc sử dụng đậu xanh để nguyên liệu này phát huy tốt các tác dụng của nó nhé.
Bestme sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích trong các bài viết tiếp theo để bạn tìm hiểu thêm!