Hé lộ tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 11/04/2024, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 11/04/2024, 17:11 (+07:00)
1. Những tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới
1.1 Rối loạn nội tiết tố
1.2 Gây suy tuyến giáp
1.3 Gây dị ứng
1.4 Gây đầy bụng, khó tiêu
1.5 Tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới gây bướu cổ
1.6 Gây thiếu hụt khoáng chất
1.7 Tăng nguy cơ đột quỵ
2. Tác hại của sữa đậu nành đối với nam giới
2.1 Ảnh hưởng đến nồng độ hormone
2.2 Ảnh hướng đến quá trình hấp thu chất khoáng
2.3 Không tốt cho người bị gout
3. Làm sao để hạn chế tác hại của sữa đậu nành?
Tổng kết
Sữa đậu nành là một thức uống thơm ngon bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng biết những tác hại sức khỏe nghiêm trọng mà nó gây ra. Hãy cùng Bestme tìm hiểu tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới ngay trong bài viết này nhé!
1. Những tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới
Dưới đây là những tác hại của sữa đậu nành mà không phải chị em nào cũng biết!
1.1 Rối loạn nội tiết tố
Đậu nành vốn là thực phẩm giàu isoflavone - chất có hoạt tính giống như hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ.
Khi nạp vào cơ thể lượng lớn isoflavone, nó hoạt động với cơ chế nhận estrogen vốn có và lấy đi tác dụng tích cực của estrogen đối với cơ thể phái nữ. Chính điều này khiến nhiều chị em gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố.
1.2 Gây suy tuyến giáp
Isoflavone trong sữa đậu nành được chứng minh làm giảm khả năng tổng hợp hormone tuyến giáp. Vậy nên, nhiều bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cường giáp, suy giáp, u tuyến giáp lành tính hãy hạn chế uống sữa đậu nành hoặc sử dụng các chế phẩm từ đậu nành.
1.3 Gây dị ứng
Một vài người sẽ gặp tình trạng dị ứng sau khi uống sữa đậu nành do phản ứng của hệ miễn dịch. Theo đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể cho rằng protein từ đậu nành là chất gây hại, cơ thể sẽ kích hoạt sản sinh kháng thể immunoglobulin E (IgE) để chống lại protein đậu nành. Đây chính là tác nhân khiến bạn bị dị ứng.
1.4 Gây đầy bụng, khó tiêu
Sữa đậu nành là một chất xúc tác có khả năng sinh ra khí ở trong đường tiêu hóa. Vì thế khi uống loại sữa này sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt người bị tiêu chảy mà uống sữa đậu nành thì bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
1.5 Tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới gây bướu cổ
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý về tuyến giáp có thói quen ăn những chế phẩm từ đậu nành trong khoảng thời gian dài và liên tục. Điều này làm tăng kích thước của tuyến giáp và làm cho chức năng của tuyến giáp bị ức chế, từ đó gây ra tình trạng bướu cổ.
1.6 Gây thiếu hụt khoáng chất
So với các loại đậu khác, đậu nành có hàm lượng phytate rất cao. Đây là thành phần đã được chứng minh làm hạn chế sự hấp thụ các khoáng chất như kẽm, magiê và sắt từ các loại thức ăn khác vào trong cơ thể.
Chính vì thế, phụ nữ thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ phải đối mặt vấn đề thiếu hụt khoáng chất, trở nên ốm yếu.
1.7 Tăng nguy cơ đột quỵ
Isoflavones có trong đậu nành làm ức chế tiểu cầu hoặc khiến cho tiểu cầu bị vón cục dẫn tới hình thành các cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch. Chính điều này làm tắc nghẽn ở động mạch vành hay não, từ đó tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
2. Tác hại của sữa đậu nành đối với nam giới
Nam giới cũng cần chú ý những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng sữa đậu nành!
2.1 Ảnh hưởng đến nồng độ hormone
Isoflavone trong đậu nành có cơ chế hoạt động tương tự với hormone testosterone trong cơ thể nam giới. Chính vì thế, khi nạp sữa đậu nành quá mức sẽ làm mất cân bằng hormone testosterone và giảm hormone sinh dục nam.
Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa phytochemicals thúc đẩy các hormone nhạy cảm khiến cho một số người suy giảm mức testosterone trong cơ thể và giảm nhu cầu tình dục.
2.2 Ảnh hướng đến quá trình hấp thu chất khoáng
Axit phytic có trong sữa đậu nành sẽ thể ngăn cản sự hấp thu các khoáng chất quan trọng như kẽm, sắt, magie và canxi có trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày, khiến cho cơ thể thiếu hụt các khoáng chất cần thiết.
Ngoài ra, protein từ sữa đậu nành làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, gây ra tình trạng thiếu máu, thở gấp, mệt mỏi, tim đập nhanh,...
2.3 Không tốt cho người bị gout
Sữa đậu nành là thực phẩm có chứa hàm lượng purin rất cao. Nên khi nạp vào cơ thể sẽ làm hàm lượng acid uric trong máu tăng đột ngột. Điều này không tốt cho bệnh nhân gout, vì khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
3. Làm sao để hạn chế tác hại của sữa đậu nành?
Để sử dụng sữa đậu nành vừa an toàn lại cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà không gây những ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần lưu ý:
- Trong sữa đậu nành chưa đun có chứa các chất ức chế men trypsinogen, saponin và một số hợp chất không tốt khác nên cần đun sôi thật kỹ sữa đậu nành để phân hủy các hoạt chất trên rồi mới được sử dụng.
- Bảo quản sữa đậu nành trong phích hay các môi trường có nhiệt độ ấm sẽ làm vi khuẩn tấn công nhanh chóng, khiến sữa bị chua, hỏng chỉ sau vài giờ. Nên bạn hãy trữ sữa đậu nành trong tủ lạnh nhé!
- Hạn chế dùng đường pha với sữa đậu nành vì đường chứa nhiều axit hữu cơ sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành.
- Tránh ăn đậu nành cùng với trứng vì protein trong lòng trắng trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành.
- Người lớn uống không quá 500ml sữa đậu nành/ngày.
- Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc vì các thành phần trong đó có thể tương tác thuốc gây tác dụng không tốt với cơ thể.
✍️✍️✍️Tham khảo thêm: Tác dụng phụ của trà dây
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp những tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách sử dụng thức uống này an toàn cho sức khỏe.
Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ các kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích khác!