12 tác hại của tỏi đen cần xem ngay để đảm bảo sức khỏe
Thời gian xuất bản: Chủ nhật, 31/03/2024, 19:00 (+07:00)
1. Tỏi đen là gì?
2. Khám phá những tác hại của tỏi đen
2.1 Có khả năng gây ngộ độc
2.2 Tác hại của tỏi đen gây nóng trong
2.3 Tương tác với thuốc
2.4 Gây hạ huyết áp
2.5 Ảnh hưởng đến thị lực
2.6 Gây rối loạn tiêu hóa
2.7 Gây đau đầu
2.8 Làm tăng nguy cơ chảy máu
2.9 Ảnh hưởng đến dạ dày
2.10 Dị ứng
2.11 Gây ợ chua, buồn nôn
2.12 Ảnh hưởng tiêu cực đến gan
3. Ai không nên ăn tỏi đen để tránh tác dụng phụ?
Tổng kết
Dù được coi là một phương thuốc mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu lạm dụng, tỏi đen hoàn toàn có thể gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe. Cùng Bestme khám phá ngay 12 tác hại của tỏi đen trong bài viết này!
1. Tỏi đen là gì?
Tỏi đen thực chất là củ tỏi trắng chưa bóc vỏ được ủ trong khoảng 45 ngày ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm rất cao cho đến khi tép tỏi chuyển sang màu đen.
Chính quá trình ủ lên men này khiến hóa chất allicin (tạo vị cay nồng cho tỏi) bị phá vỡ nên tỏi đen có hương thơm và vị ngọt. Đồng thời tổng hàm lượng chất chống oxy hóa của tỏi đen cũng gia tăng rất nhiều so với tỏi trắng.

Chính vì thế, tỏi đen rất giàu axit amin, chất dinh dưỡng thực vật và chất chống oxy hóa, đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe như:
- Điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Cải thiện lưu thông máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Chống lại các tế bào ung thư.
- Cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nhiều bệnh lý do virus và vi khuẩn gây ra.
- Ngăn ngừa các phản ứng dị ứng và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
- Giảm quá trình chuyển đổi chất béo cô đặc thành tế bào mỡ nên giúp giảm cân hiệu quả.
2. Khám phá những tác hại của tỏi đen
Thế nhưng, việc lạm dụng tỏi đen quá mức hay chế biến sai cách lại khiến thực phẩm này trở thành món ăn gây nhiều tác hại cho sức khỏe!
2.1 Có khả năng gây ngộ độc
Theo nhiều nghiên cứu của Ấn Độ, tỏi đen có thể gây ra tình trạng ngộ độc nếu như tiêu thụ quá nhiều. Dù không gây hại đến gan nhưng tỏi đen lại gián tiếp ảnh hưởng thông qua đường ruột của cơ thể.

2.2 Tác hại của tỏi đen gây nóng trong
Ăn quá 10g tỏi đen mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bị nóng trong người người, dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc biệt là những người có tiền sử bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng thì hiện tượng nóng trong sẽ rõ rệt hơn.
2.3 Tương tác với thuốc
Tỏi đen có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh lý khác như thuốc làm loãng máu, huyết áp, thuốc điều trị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người… vì thế nếu đang sử dụng những loại thuốc này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2.4 Gây hạ huyết áp
Nếu ăn tỏi đen kết hợp mật ong thậm chí còn làm giảm huyết áp đáng kể ở những cơ địa có huyết áp thấp. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể chuyển sang trạng thái hôn mê, sức khỏe gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.
2.5 Ảnh hưởng đến thị lực
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn quá nhiều tỏi có thể dẫn đến tình trạng phù nề - hiện tượng chảy máu bên trong khoang mắt (khoảng trống giữa mống mắt và giác mạc) từ đó làm suy giảm thị lực của người bệnh.
2.6 Gây rối loạn tiêu hóa
Do có tính cay cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa, nên khi ăn nhiều tỏi đen sẽ khiến cơ thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, dạ dày khó chịu, ợ nóng, hoặc tiêu chảy…

2.7 Gây đau đầu
Các hoạt chất trong tỏi đen có khả năng kích thích dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau trong cơ thể giải phóng các phân tử neuropeptide. Các phân tử này sẽ lao đến màng bao phủ não bộ và gây nên tình trạng đau đầu nghiêm trọng.
2.8 Làm tăng nguy cơ chảy máu
Một số bệnh nhân sử dụng các loại thuốc làm loãng máu như warfarin… tuyệt đối không được ăn tỏi đen. Thực phẩm này có khả năng kháng tiểu cầu và làm tăng nguy cơ chảy máu trong khi phẫu thuật.
2.9 Ảnh hưởng đến dạ dày
Tỏi đen có thể làm đỏ niêm mạc dạ dày và gây cảm giác khó chịu cho đường tiêu hóa. Nếu bạn có tiền sử các bệnh liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa, cần hạn chế tiêu thụ tỏi.

2.10 Dị ứng
Ăn nhiều tỏi đen sẽ gây dị ứng da. Nguyên do các enzyme có trong tỏi khiến cơ thể phát ban, nổi mề đay và ngứa da.
2.11 Gây ợ chua, buồn nôn
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định ăn tỏi khi bụng đói có thể gây ra tình trạng trào ngược axit, buồn nôn và ợ nóng. Thậm chí, ăn quá nhiều tỏi đen cũng gây trào ngược dạ dày thực quản ở một số người.
2.12 Ảnh hưởng tiêu cực đến gan
Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, nên khi ăn quá mức tỏi đen sẽ gây tổn thương gan. Bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 tép tỏi mỗi ngày để tránh tác hại của tỏi đen này, đảm bảo an toàn cho cơ thể nhé!

3. Ai không nên ăn tỏi đen để tránh tác dụng phụ?
Dưới đây là một số trường hợp cần hạn chế tiêu thụ tỏi đen hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng:
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người có tạng nhiệt, cơ thể đang nóng sốt... thì không nên ăn nhiều tỏi.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần hạn chế dùng tỏi.
- Người mắc bệnh tiêu chảy, bị huyết áp thấp, mắc các bệnh về mắt nếu dùng tỏi sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nguy hiểm.
- Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế những ai đang điều trị về bệnh về thận, gan, dạ dày không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc và tạo ra những tác dụng không mong muốn.

⚠️⚠️⚠️Bài viết cùng chủ đề: Tác hại của tỏi ngâm mật ong
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về tác hại của tỏi đen mà Bestme muốn gửi đến bạn. Dù là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, nhưng bạn vẫn cần sử dụng tỏi đen một cách thận trọng và tuân thủ các lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe!
Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!