Tăng canxi máu là gì? Triệu chứng là gì? Có nguy hiểm không?

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ hai, 27/03/2023, 15:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 10/10/2024, 14:01 (+07:00)


Tăng canxi máu là tình trạng xuất hiện ở 30% bệnh nhân mắc ung thư với hàng hoạt biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, Bestme sẽ giải đáp tăng canxi máu là gì? Dấu hiệu, triệu chứng cũng như cách điều trị tình trạng này nhé!

1. Tăng canxi máu là gì? 

Tăng calci máu (hypercalcemia) hay còn gọi là tăng canxi huyết, là một trạng thái mà nồng độ canxi (Ca2+) trong huyết thanh cao hơn ngưỡng cho phép. Theo đó, giới hạn an toàn của nồng độ canxi là 2,1–2,6 mmol/L (tương đương 8,8–10,7 mg/dL hay 4,3-5,2 mEq/L). 

Nếu nồng độ canxi trong cơ thể của bạn lớn hơn 2,6 mmol/L, thì rất có thể bạn đang gặp tình trạng tăng canxi huyết. Khi nồng độ canxi trong máu quá lớn sẽ khiến cơ thể tiểu nhiều, khát nước, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và đau xương. 

Canxi máu tăng là trạng thái mà nồng độ canxi trong huyết thanh cao hơn ngưỡng cho phép

Canxi máu tăng là trạng thái mà nồng độ canxi trong huyết thanh cao hơn ngưỡng cho phép

Theo thời gian, tình trạng tăng canxi máu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy thận, đột quỵ hoặc ung thư xương.

2. Nguyên nhân gây tăng canxi huyết

Một số nguyên nhân làm phá vỡ mức cân bằng của lượng canxi trong máu, khiến cơ thể xảy ra hiện tượng gây tăng canxi huyết là:

  • Sự hoạt động quá mức của tuyến cận giáp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tăng canxi máu. Khi tuyến cận giáp hoạt động quá mức (cường cận giáp), nó kích thích sự đào thải canxi từ xương vào máu. Đồng thời, là tăng khả năng tái hấp thu canxi ở ống thận khi cơ thể bị tăng lượng canxi quá mức.

Một số nguyên nhân làm phá vỡ mức cân bằng của lượng canxi trong máu

Một số nguyên nhân làm phá vỡ mức cân bằng của lượng canxi trong máu

  • Tình trạng ung thư: Ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương, thậm chí, di căn xương gây ra tình trạng tiêu hủy xương… Lúc này, lượng canxi tập trung tại xương cũng vì thế mà theo vào máu, gây nên hiện tượng tăng canxi huyết. Trong đó ung thư phổi, ung thư vú và một số loại ung thư máu là nguyên nhân tăng nguy cơ hàng đầu.
  • Bổ sung vitamin D hoặc canxi không đúng hàm lượng: Thừa canxi trong máu là một trong những nguyên nhân gây tăng canxi huyết.
  • Mất nước nghiêm trọng: Đây là một nguyên nhân gây tăng calci máu nhẹ và ngắn hạn.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Thuốc lợi tiểu lithium và thiazide có thể khiến tuyến cận giáp giải phóng nhiều hormone hơn.
  • Yếu tố di truyền: Tình trạng di truyền tăng canxi máu giảm canxi niệu gia đình (FHH) tương đối hiếm gặp và không gây triệu chứng, biến chứng thường gặp.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý khác: Bệnh lao và bệnh sarcoidosis (u hạt) có thể khiến nồng độ vitamin D trong máu tăng lên. Từ đó thúc đẩy đường tiêu hóa hấp thụ nhiều canxi hơn.
  • Ngoài ra, những người luôn ở trong tình trạng nằm trên giường bệnh hoặc xe lăn lâu ngày dễ bị tăng calci máu. Nguyên nhân là do những phần xương không phải chịu trọng lượng của cơ thể sẽ dần giải phóng bớt canxi vào trong máu.

Bên cạnh đó, khi người bệnh gặp vấn đề về sức khỏe, khiến cơ thể giảm lượng nước tiểu cũng sẽ tăng áp lực của thận trong việc loại bỏ canxi thừa ra khỏi máu.

3. Dấu hiệu, triệu chứng tăng canxi máu

Do có tác dụng dẫn truyền thần kinh cơ, nên khi cơ thể bị tăng canxi huyết sẽ gây ra biểu hiện trên nhiều cơ quan khác nhau:

  • Xương và cơ bắp: Khi canxi máu tăng, lượng canxi được giải phóng từ xương khiến cho cả xương và cơ trở nên yếu hơn, có thể bị đau cơ, chuột rút, thậm chí cơ co cứng hay liệt gốc chi…
  • Hệ tiêu hóa: Tăng calcium máu khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nặng nề với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, khó chịu và đau bụng dữ dội…

Dấu hiệu, triệu chứng tăng canxi huyết

Dấu hiệu, triệu chứng tăng canxi huyết

  • Thận: Việc lượng canxi trong máu gia tăng sẽ làm cho thận phải làm việc vất vả hơn để lọc máu, gây ra hiện tượng tiểu nhiều và mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài, canxi lắng đọng ở thận gây ra biểu hiện thiểu niệu, vô niệu, thậm chí khiến bạn bị suy thận nghiêm trọng.
  • Tim mạch: Canxi tham gia vào việc dẫn truyền thần kinh tại tim, do vậy, khi lượng canxi trong máu tăng cao sẽ khiến người bệnh bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, rung, đập không đều, đau ngực, thậm chí ngất xỉu.
  • Não bộ: Tình trạng tăng calci máu ảnh hưởng đến hoạt động của não, gây tình trạng khó tập trung, lú lẫn, cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, nghiệm trong hơn là trầm cảm.

4. Ai có nguy cơ cao bị tăng calci máu?

Tăng canxi máu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là ở phụ nữ trên 50 tuổi (sau khi mãn kinh). Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân đến từ tuyến cận giáp hoạt động quá mức và canxi máu cao liên quan đến ung thư (ác tính).

5. Tăng canxi máu có nguy hiểm không? 

Đa phần người bị tăng canxi huyết nhẹ sẽ không bị đe dọa, nguy hiểm đến tính mạng, nhiều người không có triệu chứng bất thường. Do đó, tình trạng tăng canxi thường được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm máu thường quy. 

Tuy nhiên tăng canxi huyết nặng có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe hơn. Một số tác động tiêu cực của tăng canxi máu bao gồm suy yếu xương và cơ bắp, rối loạn nhịp tim, khó thở, suy giảm chức năng thận, mất nước và tiểu nhiều. Thậm chí, người bệnh còn gặp hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác như hội chứng mất xương và suy tim…

 

Canxi máu tăng được đánh giá là nguy hiểm cho sức khỏe

Canxi máu tăng được đánh giá là nguy hiểm cho sức khỏe

Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.

✔️✔️✔️THAM KHẢO THÊM : Các tác dụng phụ của canxi

6. Biến chứng do tăng calci máu

Khi tình trạng tăng calci huyết diễn biến nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ phải đối diện với vô vàn biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như:

Tăng canxi máu dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe

Tăng canxi máu dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe

  • Sỏi thận: Nếu trong nước tiểu lắng đọng quá nhiều canxi sẽ tạo nên các tinh thể bị đọng lại trong thận, lâu ngày nó sẽ phát triển thành sỏi thận, gây đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
  • Suy thận: Nồng độ canxi máu quá cao sẽ khiến thận của người bệnh bị hỏng nặng nề. Cụ thể, chức năng thận bị suy giảm, việc bài tiết nước tiểu hay khả năng làm sạch máu cũng trở nên hạn chế hơn.
  • Loãng xương: Nếu canxi từ xương liên tục bị giải phóng vào máu, căn bệnh loãng xương với triệu chứng xương yếu dần và dễ gãy sẽ xuất hiện với người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị cong cột sống và còng lưng khiến cho chiều cao suy giảm.
  • Rối loạn nhịp tim: Tăng canxi máu khiến cho xung điện điều hòa nhịp tim bị ảnh hưởng nặng nề, nhịp tim sẽ trở nên bất thường và đập không đều.
  • Gặp vấn đề về hệ thần kinh: Canxi là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, nếu vấn đề canxi trong cơ thể bị mất cân bằng lâu dài, bệnh nhân sẽ gặp hiện tượng lú lẫn, mất trí nhớ hoặc hôn mê.

7. Chẩn đoán, điều trị tăng canxi máu

Dưới đây là cách chẩn đoán và điều trị phổ biến cho tình trạng tăng calci máu. 

7.1 Chẩn đoán

Chẩn đoán được bắt đầu bằng việc đo nồng độ canxi trong máu. Nếu kết quả cho thấy nồng độ canxi cao hơn mức bình thường, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm khác như:

  • Đo nồng độ hormone tuyến cận giáp.
  • Đo nồng độ vitamin D.
  • Định lượng canxi máu: Canxi máu > 2,6 mmol/l, canxi ion hóa > 1,3 mmol/l
  • Điện tim: PR kéo dài, QT ngắn, có thể loạn nhịp tim như rung nhĩ, rung thất
  • Xét nghiệm khác: Protein, albumin máu giảm, ure, creatinin máu tăng.

Người bệnh được chỉ định xét nghiệm chỉ số canxi

Người bệnh được chỉ định xét nghiệm chỉ số canxi

Ngoài ra, để tìm được căn nguyên của tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm phúc tạp hơn để kiểm tra tình trạng xương hoặc phổi của người bệnh, như:

  • Chụp X-quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Chụp nhũ ảnh.
  • Đo loãng xương…

Qua những thao tác chẩn đoán và kiểm tra trên, bác sĩ có thể nắm được tình trạng tăng canxi máu của người bệnh cũng như xác định nguyên nhân gây bệnh. Việc này giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

7.2 Điều trị

Nếu tình trạng tăng canxi huyết của ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ không cần điều trị ngay. Tuy nhiên cần theo dõi xem các triệu chứng có xuất hiện và trở nên nghiêm trọng hơn không. Xương và thận cũng cần được kiểm tra theo thời gian để đảm bảo vẫn khỏe mạnh.

Có 2 cách chủ yếu được sử dụng để điều trị tình trạng tăng canxi máu là dùng thuốc cho tình trạng tăng canxi nhẹ và phẫu thuật đối với người tăng huyết quá mức.

Dùng thuốc

Một số loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng để cân bằng tình trạng canxi trong máu của người bệnh là:

  • Bisphosphonates: Là loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn phân hủy xương và giảm đau xương. Bisphosphonates hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào phân hủy xương, làm giảm lượng canxi được giải phóng vào máu.
  • Calcitonin: Là một hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến giáp. Calcitonin giúp ngăn chặn phân hủy xương và giảm đau xương. Calcitonin cũng có khả năng làm giảm lượng canxi được giải phóng vào máu.
  • Thuốc Calcimimetíc: Giúp kiểm soát tình trạng tuyến cận giáp hoạt động quá mức.
  • Glucocorticoids: Là một loại steroid tổng hợp được sử dụng để giảm viêm và giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Glucocorticoids cũng có khả năng làm giảm hấp thu canxi từ đường tiêu hóa và tăng sự thải canxi qua nước tiểu.
  • Diuretics: Là một loại thuốc được sử dụng để tăng sự thải nước tiểu, từ đó giúp làm giảm lượng canxi trong máu bằng cách tăng sự thải canxi qua nước tiểu.
  • Phosphate-binding agents: Là loại thuốc được sử dụng để giảm hấp thu phosphate từ đường tiêu hóa và làm giảm lượng canxi được giải phóng vào máu.
  • Thuốc Denosumab: Thường được sử dụng ở người bị tăng canxi máu do ung thư và dùng Bisphosphonates  không hiệu quả.
  • Truyền dịch tĩnh mạch và thuốc lợi tiểu quai: Trường hợp nồng độ canxi rất cao cần cấp cứu y tế, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch tĩnh mạch để hạ nồng độ canxi máu nhanh chóng. Nếu nồng độ canxi vẫn cao, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc lợi tiểu quai.

Một số loại thuốc điều trị tăng canxi máu

Một số loại thuốc điều trị tăng canxi máu

Song, người bệnh không nên tự ý mua những loại thuốc này và tự uống tại nhà. Việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng và lịch trình dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng canxi máu hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

✍️✍️✍️BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM : Bệnh rối loạn chuyển hóa canxi

Phẫu thuật và sử dụng một số thủ thuật khác

Đối với một số tình trạng tăng canxi huyết đã quá nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số loại phẫu thuật hay điều trị bằng tia laser để loại bỏ các khối u do tăng canxi máu gây nên. Để được tư vấn kỹ càng hơn về phương thức điều trị này, người bệnh nên đến thăm khám để được tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Tổng kết

Trên đây là giải đáp về tăng canxi máu cũng như dấu hiệu, triệu chứng mà người bệnh không nên chủ quan. Nhìn chung, khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần đi khám ngay để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp phòng ngừa, hạn chế các biến chứng đáng kể.

Ngoài ra, đừng quên theo dõi website của Bestme để được cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích khác nhé!

Nguồn tham khảo thông tin:

Hypercalcemia - https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430714/

Hypercalcemia - https://medlineplus.gov/ency/article/000365.htm

Có thể bạn sẽ thích
Dấu hiệu thừa canxi và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả
Dấu hiệu thừa canxi và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương, tuy nhiên khi cơ thể bổ sung quá nhiều canxi hơn nhu cầu thì có khả năng dẫn đến thừa canxi. Cùn

Hướng dẫn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố hiệu quả nhất

Bestme sẽ hướng dẫn bạn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi nhé!

9 cách bổ sung estrogen cho phụ nữ tự nhiên đầy hiệu quả
9 cách bổ sung estrogen cho phụ nữ tự nhiên đầy hiệu quả

Làm thế nào để bổ sung estrogen tự nhiên một cách hiệu quả? Để Bestme chia sẻ với bạn 9 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cân bằng lại

Hạ đường huyết và hạ canxi có giống nhau không? Có nguy hiểm?
Hạ đường huyết và hạ canxi có giống nhau không? Có nguy hiểm?

Hạ đường huyết và hạ canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này. Qua bài viết này, c&u

Rối loạn nội tiết tố nam là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất
Rối loạn nội tiết tố nam là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất

Cùng Bestme tìm hiểu tất tần tật về rối loạn nội tiết tố nam, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!  

20 dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi ở người lớn
20 dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi ở người lớn

Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các dấu hiệu xuất hiệ

Hạ - Tụt canxi là gì? Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất
Hạ - Tụt canxi là gì? Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất

Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, c&ugrav

Trẻ em và người lớn uống canxi bao lâu thì ngưng?
Trẻ em và người lớn uống canxi bao lâu thì ngưng?

Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể rất quan trọng để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc “liệu uống canxi bao l&

Nguyên nhân thừa Estrogen và cách giảm hiệu quả ở cả nam nữ
Nguyên nhân thừa Estrogen và cách giảm hiệu quả ở cả nam nữ

Khi thừa estrogen, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng Bestme tìm hiểu những n

Rối loạn chuyển hóa calci là gì? Có nguy hiểm không?
Rối loạn chuyển hóa calci là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung
8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung

Hãy cùng Bestme tìm hiểu 8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp duy t

15 tác dụng phụ khi uống canxi sai cách cần hết sức lưu ý
15 tác dụng phụ khi uống canxi sai cách cần hết sức lưu ý

Bạn có biết, quá nhiều canxi sẽ vô cùng gây hại cho cơ thể không? Cùng Bestme điểm lại 11 tác dụng phụ của canxi mà bạn nhất định phải biết

Hormone estrogen là gì? Có vai trò gì? Làm sao để cân bằng?
Hormone estrogen là gì? Có vai trò gì? Làm sao để cân bằng?

Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, vai trò sinh lý và cách để cân bằng lượng hormone Estrogen trong cơ thể nhé!  &nb

15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tốt nhất
15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tốt nhất

Hãy cùng Bestme khám phá 15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sức khỏe và lấy lại vẻ đẹp rạng ngời nhé!   

Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố và cách khắc phục tốt nhất
Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố và cách khắc phục tốt nhất

Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu với Bestme nhé