Thiếu vitamin A: Dấu hiệu, nguy cơ và cách bổ sung
Thời gian xuất bản: Chủ nhật, 23/07/2023, 20:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 28/07/2023, 10:41 (+07:00)
1. Tình trạng thiếu vitamin A là gì?
1.1 Khái niệm
1.2 Nguyên nhân thiếu vitamin A
2. Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin A
2.1 Mắt khô
2.2 Da khô
2.3 Da nổi mụn trứng cá
2.4 Tóc dễ gãy
2.5 Vết thương lâu lành
2.6 Luôn mệt mỏi, chán ăn
3. Thiếu vitamin A gây bệnh gì?
3.1 Quáng gà
3.2 Chậm phát triển
3.3 Khó mang thai
3.4 Nhiễm trùng đường hô hấp
3.5 Dễ mắc bệnh ngoài da
4. Hàm lượng vitamin A khuyến nghị mỗi ngày
5. Cách bổ sung vitamin A
Tổng kết
Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, nếu thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây ra một số hậu quả đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là ảnh hưởng tới thị lực.
Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu thiếu vitamin A thì không nhiều người biết. Trong bài viết này hãy để Bestme hướng dẫn cho bạn nhé!
1. Tình trạng thiếu vitamin A là gì?
1.1 Khái niệm
Vitamin A là chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe con người, nó được tồn tại dưới những dạng khác nhau.
Thiếu vitamin A là tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn không hấp thụ đủ lượng vitamin A cần thiết. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chế độ ăn uống thiếu vitamin A và một số rối loạn nhất định gây nên. Triệu chứng thiếu vitamin A bao gồm các vấn đề về thị lực như mù đêm hoặc các vấn đề liên quan đến da, phổi và hệ miễn dịch.
1.2 Nguyên nhân thiếu vitamin A
Thiếu vitamin A xảy ra khi bạn không hấp thụ đủ vitamin A trong chế độ ăn uống hoặc mất cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày của mình.
Tình trạng này cũng là kết quả của việc rối loạn gan. Vì gan là bộ phận lưu trữ hầu hết vitamin A của cơ thể. Nếu gan bị rối loạn có thể cản trở việc lưu trữ vitamin nói chung và vitamin A nói riêng.
Một số bệnh lý và hiện trạng cơ thể làm giảm khả năng hấp thụ chất béo của ruột cũng có thể dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A vì khiến cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ vitamin. Một số tình trạng bệnh này có thể kể đến như:
- Tiêu chảy mãn tính
- Bệnh celiac
- Xơ nang
- Rối loạn tuyến tụy
- Phẫu thuật ruột hoặc tuyến tụy
- Thiếu kẽm hoặc sắt
- Uống nhiều rượu bia.
2. Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin A
Khi nào bạn nhận biết được cơ thể thiếu hụt vitamin A hay thiếu hụt loại vitamin này có những biểu hiện gì. Hãy cùng tham khảo những dấu hiệu nhận biết dưới đây nhé!
2.1 Mắt khô
Nguyên nhân chính gây nên những vấn đề mỏi mắt, khô mắt là do sự thiếu hụt vitamin A. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc thậm chí mù lòa. Khi bạn cảm thấy tình trạng khô mắt kéo dài hoặc khả năng điều tiết mắt kém thì đó đều là biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin A.
Một nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin A liều cao ở trẻ sơ sinh và dùng thực phẩm bổ sung trong 16 tháng ở trẻ nhỏ có thể làm giảm 63% tỷ lệ khô mắt[1].
2.2 Da khô
Thiếu vitamin A có thể khiến làn da của bạn dễ bong tróc, nổi mẩn đỏ và gặp các tổn thương khi tiếp xúc với môi trường xung quanh. Da khô gây nên những tình trạng lão hóa da sớm và các nếp nhăn trên khuôn mặt bạn.
Thiếu vitamin A cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chàm và các vấn đề về da khác.
Bệnh chàm (Eczema) là một kiểu tình trạng da khô, ngứa và viêm. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy sử dụng alittinoin - một loại thuốc theo toa có hoạt tính vitamin A, có hiệu quả trong điều trị bệnh chàm[2].
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng da khô có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thiếu vitamin A mãn tính có thể là một trong những lý do đó.
2.3 Da nổi mụn trứng cá
Vì vitamin A thúc đẩy sự phát triển của da và chống viêm nên nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị mụn trứng cá. Thiếu vitamin A được coi là một trong những nguyên nhân liên quan trực tiếp tới tình trạng da bị mụn, mụn dai dẳng không khỏi và mụn tái đi tái lại.
Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2013 cho kết quả nồng độ vitamin A trong máu của những người có mụn trứng cá thấp hơn so với thông thường[3].
Vitamin A dạng bôi và uống cũng có thể điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy các loại kem có chứa vitamin A có thể làm giảm 50% tỷ lệ tổn thương do mụn trứng cá[4].
2.4 Tóc dễ gãy
Vitamin A còn có công dụng hỗ trợ kích thích sự phát triển của tóc, đồng thời giúp các tuyến dầu trên da đầu tiết dầu nhờn để giữ ẩm cho tóc và bảo vệ da đầu khỏe mạnh. Khi thiếu hụt vitamin A, tóc có thể bị rụng nhiều kèm theo tình trạng da đầu bị khô, dẫn đến ngứa da đầu và sinh ra gàu.
2.5 Vết thương lâu lành
Vì vitamin A có vai trò thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen, thành phần quan trọng giúp vết thương ở da chóng lành. Nếu hàm lượng vitamin A trong cơ thể thấp cũng có thể khiến vết thương sau phẫu thuật, chấn thương lâu lành hơn bình thường.
2.6 Luôn mệt mỏi, chán ăn
Sự thâm hụt vitamin A trong cơ thể khiến bạn luôn ở trong trạng thái cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi với các hoạt động thường ngày và những biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng,... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và công việc, học tập của mọi người.
3. Thiếu vitamin A gây bệnh gì?
Như đã biết vitamin A đóng vai trò thiết yếu cho mọi hoạt động của cơ thể, giúp cân bằng và phát triển khỏe mạnh. Vậy nếu cơ thể thiếu vitamin A sẽ gây nên bệnh gì? Hậu quả thiếu vitamin A sẽ ra sao?
3.1 Quáng gà
Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc để điều tiết mắt, giúp mắt có khả năng nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Một trong những bệnh trạng xuất hiện đầu tiên khi thiếu vitamin A là quáng gà - bệnh mắt nhìn mờ trong điều kiện thiếu sáng[5].
3.2 Chậm phát triển
Bạn đã biết canxi và vitamin D là các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho việc duy trì xương khỏe mạnh. Trong khi đó vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng xương.
Trên thực tế là những người thiếu vitamin A có nguy cơ bị gãy xương cao hơn khi gặp chấn thương. Thêm vào đó, thiếu vitamin A còn khiến cơ thể không được dẻo dai, linh hoạt trong các hoạt động thường ngày.
3.3 Khó mang thai
Vitamin A rất cần thiết cho việc sinh sản ở cả nam và nữ, cũng như sự phát triển tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Thiếu vitamin A còn có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.
Một số nghiên cứu cho thấy những người đàn ông vô sinh có nhu cầu các chất chống oxy hóa nhiều hơn. Trong khi đó, vitamin A lại là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể[6].
Ngoài ra, một nghiên cứu cũng thực hiện trên những người phụ nữ tái phát sẩy thai cho thấy cơ thể họ có lượng vitamin A thấp[7].
3.4 Nhiễm trùng đường hô hấp
Thiếu vitamin A làm giảm miễn dịch của cơ thể và khả năng biệt hoá của các tổ chức biểu mô, dễ gây sừng hóa niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
3.5 Dễ mắc bệnh ngoài da
Việc bổ sung đầy đủ vitamin A giúp máu lưu thông được tới bề mặt da, cung cấp cho da đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ đó tăng độ đàn hồi của làn da. Nếu cơ thể thiếu vitamin A sẽ làm cho da bị nhiễm khuẩn gây ngứa, khô, tróc vảy, da sần sùi, các tuyến nhờn ít hoạt động.
4. Hàm lượng vitamin A khuyến nghị mỗi ngày
Lượng vitamin A cơ thể cần phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn. Vitamin A và provitamin A carotenoid được khuyến nghị trung bình hàng ngày được liệt kê dưới đây trong microgram (mcg) của các chất tương đương với hoạt động retinol (RAE)[8].
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Cách bổ sung vitamin A
Vitamin A được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và được thêm vào một số thực phẩm, chẳng hạn như sữa và ngũ cốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được lượng vitamin A khuyến nghị bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm:
- Một số loại cá, chẳng hạn như cá hồi, cà rô phi, cá chép,...
- Gan lợn, thịt bò và các loại thịt nội tạng khác.
- Các loại rau củ quả như: rau cải xanh, súp lơ, rau chân vịt, bí ngô, khoai lang, ngô,...
- Trái cây gồm dưa lưới, xoài và cam.
- Các sản phẩm từ sữa, bơ và pho mát.
- Trứng.
Thêm vào đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm vitamin bằng cách uống các thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin A, vitamin tổng hợp và các chất cần thiết cho cơ thể để phòng chống thiếu vitamin A.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn về tình trạng hiện tại và loại thực phẩm phù hợp với cơ thể mình, tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
Tổng kết
Trên đây Bestme đã giới thiệu đến bạn những dấu hiệu, nguy cơ nhận biết việc thiếu hụt vitamin A của cơ thể và cách để bổ sung loại vitamin này hợp lý. Hy vọng bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích và có giá trị.
Ngoài ra, hãy theo dõi Bestme mỗi ngày để cùng cập nhật những thông tin sức khỏe, dinh dưỡng mới nhất nhé!
Tài liệu tham khảo
[1] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7499080/
[2] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15611422/
[3] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16681594/
[4] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25876142/
[5] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25774260/
[6] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25458618/