Các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất và cách xử lý
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 14/11/2023, 07:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 14/11/2023, 11:03 (+07:00)
1. Hình ảnh các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất
1.1 Mụn mủ
1.2 Mụn nhọt
1.3 Chàm sữa
1.4 Rôm sảy
1.5 Ban đỏ nhiễm độc
1.6 Mụn sữa
1.7 Viêm da thể tạng
1.8 Nổi mề đay
2. Các loại mụn ở trẻ sơ sinh khi nào bất thường, nguy hiểm?
3. Hướng dẫn chăm sóc các loại mụn ở trẻ em
4. Phòng ngừa các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh thế nào?
Tổng kết
Trẻ sơ sinh thường rất dễ mắc các loại mụn khác nhau gây hoang mang, lo lắng cho phụ huynh. Mỗi loại mụn sẽ có một đặc điểm riêng, do đó các mẹ nên nhận biết được đặc điểm của các loại mụn ở trẻ sơ sinh để có thể xử lý kịp thời, đúng cách. Cụ thể về dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị, tham khảo ngay phần thông tin dưới đây của Bestme nhé!
1. Hình ảnh các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất
Trẻ sơ sinh có cấu trúc da yếu, sức đề kháng khá kém nên rất dễ gặp vấn đề về da như nổi mụn. Cụ thể, dưới đây là các loại mụn ở trẻ em thường gặp, bạn có thể tham khảo thêm:
1.1 Mụn mủ
Mụn mủ thường xuất hiện ở vùng đầu của trẻ sơ sinh vào tuần tuổi thứ 3. Nguyên nhân gây nổi mụn có thể do do phản ứng viêm của da với nấm Malassezia. Trường hợp bệnh nhẹ, nốt mụn có thể tự cải thiện sau 4 tháng mà không để lại sẹo. Với trường hợp nặng thì cần phải can thiệp điều trị y tế theo sự chỉ định của bác sĩ.
1.2 Mụn nhọt
Mụn nhọt xuất hiện là do vi khuẩn, quá trình vệ sinh không sạch sẽ, thời tiết nóng hoặc do chế độ ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng. Nốt mụn sẽ nóng dần, cứng và gây đau nhức. Một số nốt mụn nhọt có thể nhanh chóng bị vỡ và khô sau đó.
1.3 Chàm sữa
Chàm sữa là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Vị trí xuất hiện chàm thường xảy ra ở hai bên má và có thể lan sang tay chân và toàn cơ thể. Chàm sữa có thể tăng dần về mức độ nghiêm trọng, hình thành mụn nước đỏ. Khi nốt mụn vỡ sẽ có hiện tượng chảy dịch, có vảy và hiện tượng bong tróc đi kèm.
1.4 Rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện của bệnh lý chính là sự xuất hiện của các nốt đỏ, có thể gây đau, ngứa ngáy làm cho bé khó chịu và quấy khóc. Nguyên nhân gây rôm sảy có thể là do thời tiết, bụi bẩn từ môi trường ngoài, sốt cao hoặc do trẻ sơ sinh ở trong lồng kính quá lâu.
1.5 Ban đỏ nhiễm độc
Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh sẽ có các đốm đỏ li ti xuất hiện trên mặt và cơ thể. Một số trường hợp nặng, trẻ có thể xuất hiện mụn mủ gây ngứa ngáy và đau nhức.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hiện vẫn chưa xác định. Nốt mụn xuất hiện có thể tự biến mất sau một thời gian nhưng cũng có thể dễ biến nghiêm trọng hơn.
1.6 Mụn sữa
Kể tên các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp không thể không nhắc đến mụn sữa. Loại mụn này còn được gọi là mụn trứng cá sơ sinh. Mụn xuất hiện trong vài tháng đầu và cũng có thể kéo dài trong khoảng vài năm. Nốt mụn thường không có nhân và có thể tự biến mất, không cần phải can thiệp điều trị.
1.7 Viêm da thể tạng
Viêm da thể tạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi. Biểu hiện điển hình của bệnh là xuất hiện mảng sần đỏ, hình thành các nốt mụn li ti, gây ngứa ngáy, khô da. Nốt mụn khi vỡ sẽ hình thành vảy. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ, gây cảm giác khó chịu, quấy khóc liên tục.
1.8 Nổi mề đay
Ở trẻ sơ sinh, mề đay là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Biểu hiện điển hình của bệnh chính là xuất hiện phát ban và các nốt mụn nhỏ li ti. Nếu bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể tái phát lại nhiều lần và trở nên nặng hơn.
2. Các loại mụn ở trẻ sơ sinh khi nào bất thường, nguy hiểm?
Các loại mụn ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số loại mụn như mụn sữa sẽ không gây nguy hiểm nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
Khi da bé xảy ra các biểu hiện bất thường, mẹ nên chủ động đưa con đến bác sĩ thăm khám. Phụ huynh nên tránh tự ý mua thuốc về dùng vì nếu dùng sai thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Hướng dẫn chăm sóc các loại mụn ở trẻ em
Việc chăm sóc da là rất quan trọng để hạn chế nguy cơ làm tổn thương da và hạn chế sự phát triển của các loại mụn ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn trong quá trình chăm sóc da mụn được hướng dẫn dưới đây để bảo vệ con:
- Hạn chế chà xát lên vùng da của bé đang bị tổn thương.
- Chủ động đưa bé đến khám bác sĩ để được tư vấn y tế chuyên khoa kỹ lưỡng.
- Không tự ý mua thuốc về điều trị để tránh gây kích ứng.
4. Phòng ngừa các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh thế nào?
Các loại mụn ở trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số biện pháp phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà ngay từ bây giờ:
- Tăng cường bổ sung chất xơ, axit béo… để nâng cao sức đề kháng, giúp da khỏe hơn.
- Tiêm vacxin đầy đủ và cho bé bú sữa mẹ trong 2 năm đầu.
- Nên để trẻ tiếp xúc với bên ngoài để rèn luyện và tăng cường hệ miễn dịch.
- Vệ sinh tay chân, cơ thể cho bé kỹ lưỡng sau khi trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời.
- Khi da bé bị nổi mụn, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch, hạn chế dùng sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm.
- Mặc quần áo làm từ chất liệu thoáng mát, cotton mịn để tránh gây khó chịu cho bé khi da bị nổi mụn.
- Thường xuyên thay tã cho trẻ để tránh tình trạng hăm tã, gây kích ứng, nổi mụn.
- Phụ huynh tuyệt đối không mua thuốc để điều trị mụn cho bé, thay vào đó, hãy đưa con đến khám bác sĩ và dùng đơn thuốc theo sự chỉnh định.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin và cách chăm sóc, phòng ngừa các loại mụn ở trẻ sơ sinh để bố mẹ tham khảo. Phụ huynh hãy chú ý đến tình trạng sức khỏe của con thường xuyên để bảo vệ con tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của Bestme cập nhật trên trang web mỗi ngày để biết thêm các thông tin chăm sóc sức khỏe, da liễu tốt hơn nhé!