MẶT NẠ CHIFURE

Tìm hiểu 13 cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ tại nhà hiệu quả nhất

Thứ năm, 20/10/2022, 08:00 (+07:00)

Mỡ bụng sau khi sinh là nỗi ám ảnh không của riêng bất kỳ mẹ bầu nào, đặc biệt là sau sinh mổ. Tuy nhiên, nhiều người vừa hoay loay trong việc chăm con vừa chưa biết cách giảm mỡ bụng thế nào. Hãy cùng tham khảo các cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ cùng Bestme nhé!

1. Nguyên nhân bụng to sau sinh mổ

Có một vài trường hợp mẹ bầu dù đã sinh được 2 lần trở lên nhưng vẫn bị to bụng, da bụng chảy xệ. Điều này bắt nguồn từ hiện tượng tách cơ bụng (hay còn gọi là xổ bụng sau sinh).

Quá trình phát triển của thai nhi khiến cơ bụng bị kéo căng, phần cơ trái và cơ phải tách xa nhau dẫn đến xổ bụng, bụng không săn chắc và đàn hồi dẫn đến chảy xệ dần. Hơn nữa, việc sinh mổ sẽ khiến trên bụng mẹ bầu có thêm vết sẹo lớn rất dễ gây chú ý.

Bụng to giống như mang thai sau khi sinh mổ

Bụng to giống như mang thai sau khi sinh mổ

2. Sau sinh mổ bao lâu thì giảm mỡ bụng?

Mẹ bầu chỉ nên thực hiện giảm mỡ bụng sau khoảng 2 tháng (8 tuần) kể từ khi sinh mổ. Bởi lẽ, sau khi bé đã chào đời, toàn bộ quá trình nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi, tử cung co lại về kích thước ban đầu, đào thải các tế bào được tạo ra trong thai kỳ ra khỏi cơ thể phải mất khoảng 8 tuần.

Trong nhiều trường hợp, thời gian này có thể kéo dài lâu hơn tùy vào số lượng nhau của mẹ.

Ngoài ra, 2 tháng cũng là thời gian đủ để vết mổ và thể trạng của người mẹ hoàn toàn bình phục, đến khi áp dụng các phương pháp giảm mỡ bụng như ăn kiêng, tập luyện cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vết mổ cũng như sức khỏe.

3. Cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ bằng chế độ ăn

3.1 Những thực phẩm cần tránh để giảm mỡ bụng sau sinh mổ

  • Đồ chiên, nướng: Đây là nhóm thực phẩm yêu thích của rất nhiều chị em. Tuy nhiên, sau khi sinh mổ, mẹ bầu nên hạn chế các thức ăn chiên vì chúng rất khó tiêu hóa và chính là thủ phạm làm tích lũy mỡ thừa vùng bụng, gây tăng cân.
  • Chất béo: Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có chất béo không tốt, đặc biệt là chất béo từ động vật có thể khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát được. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng chất béo có lợi với nguồn gốc từ thực vật để nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối.

Đồ ăn mà mẹ sau sinh mổ cần tránh

Đồ ăn mà mẹ sau sinh mổ cần tránh

3.2 Chế độ ăn để giảm mỡ bụng sau sinh mổ

  • Ăn đủ các nhóm chất

Mẹ sau sinh mổ cần nhiều dinh dưỡng cho việc hồi phục cơ thể và cho con bú. Do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm đạm, vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất béo có lợi.

  • Ăn kết hợp các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều… là nhóm thực phẩm không thể thiếu để giảm mỡ bụng sau sinh mổ. Những loại hạt này vừa cung cấp nguồn vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất dồi dào, vừa là món ăn lành mạnh giúp mẹ bầu kiểm soát cơn thèm ăn liên tục.

  • Cắt giảm tinh bột

Giảm bớt dần dần từ 30-50% lượng tinh bột trong khẩu phần ăn mỗi ngày để tránh tình trạng tăng cân do dư thừa năng lượng. Nên nhớ thực hiện việc cắt giảm này một cách từ từ và chậm rãi để cho cơ thể thích ứng, không nên cắt giảm đột ngột vì sẽ khiến cơ thể gặp tình trạng xấu.

Các loại hạt là nhóm thực phẩm không thể thiếu để giảm mỡ bụng sau sinh mổ

Các loại hạt là nhóm thực phẩm không thể thiếu để giảm mỡ bụng sau sinh mổ

4. Uống gì để giảm mỡ bụng sau sinh mổ?

4.1 Uống nhiều nước lọc hỗ trợ làm tan mỡ bụng sau sinh mổ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh uống nước lọc sẽ làm tăng khả năng đốt cháy calo, giúp làm giảm mỡ bụng cho mẹ bầu sau sinh mổ. Đồng thời, uống nước trước bữa ăn 20-30 phút cũng giúp làm giảm cảm giác thèm ăn nhờ khả năng tạo cảm giác “no giả”.

4.2 Cách giảm bụng sau sinh mổ bằng trà gừng

Trà gừng là thức uống giảm cân lý tưởng cho mẹ bầu sau khi sinh mổ. Bởi vì trà gừng tạo hiệu ứng sinh nhiệt, giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy calo và kiểm soát cảm giác thèm ăn. 2 thành phần nổi bật trong trà gừng là gingerol và shogaol đều giúp tăng cường loại bỏ mỡ thừa.

Trà gừng giảm mỡ bụng sau sinh mổ cho mẹ bỉm sữa

Trà gừng giảm mỡ bụng sau sinh mổ cho mẹ bỉm sữa

4.3 Cách giảm béo bụng sau sinh mổ bằng nước ép cần tây

Cần tây là loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ nhưng sở hữu lượng calo rất thấp. Do đó, nước ép cần tây giúp làm giảm cảm giác thèm ăn cũng như tạo cho cơ thể cảm giác no lâu hơn. Mẹ bỉm sữa có thể đưa nước ép cần tây vào thực đơn ăn kiêng giảm mỡ bụng hàng ngày để nhanh chóng thu gọn vòng 2.

=>> Xem thêm: 13 công thức làm nước ép cần tây giảm cân hiệu quả

4.4 Cách làm giảm mỡ bụng sau sinh mổ bằng nước gạo rang

Không nhiều chị em biết rằng nước gạo rang có công dụng tạo cảm giác no nhanh và lâu hơn. Bởi vì thức uống này có nhiều chất xơ nhưng không chứa nhiều calo nên sử dụng lâu dài sẽ giúp mẹ bầu dần sở hữu vóc dáng cân đối hơn.

 Nước gạo rang có công dụng tạo cảm giác no nhanh và lâu hơn

 Nước gạo rang có công dụng tạo cảm giác no nhanh và lâu hơn

4.5 Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sau sinh mổ bằng nước chanh mật ong

Nếu như mật ong sở hữu độ ngọt nhẹ giúp mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn liên tục thì chanh giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn cũng như hạn chế tích tụ mỡ thừa vùng bụng. Bạn có thể uống nước chanh mật ong vào mỗi sáng để vừa kiểm soát cân nặng vừa thải độc cơ thể.

4.6 Cách làm tan mỡ bụng sau sinh mổ bằng nước bí đao

Trong bí đao có chứa tỷ lệ nước cao cũng như chất xơ và các vitamin B, C giúp làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể. Sau khoảng 3-4 tuần trải nghiệm thức uống này, bạn sẽ nhận thấy cân nặng được cải thiện đáng kể.

Uống nước bí đao giảm mỡ bụng sau sinh mổ

Uống nước bí đao giảm mỡ bụng sau sinh mổ

5. Cách giảm mỡ bụng sau khi sinh mổ bằng chườm và massage

5.1 Cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ bằng chườm muối

  • Bạn cho 1kg muối hột lên chảo rang cho đến lúc muối nóng dần, tắt bếp.
  • Sau đó, chờ khoảng 10 phút cho muối giảm bớt nhiệt độ rồi cho muối vào một lớp khăn mỏng bọc lại và chườm lên vùng bụng.
  • Đừng quên thực hiện massage vùng bụng theo chiều xoắn ốc theo hướng từ dưới lên.
  • Thực hiện liên tục chuỗi động tác đến khi nào muối nguội hẳn.

Mẹo cho bạn: Chỉ nên sử dụng muối hột thay vì muối iốt vì muối hột giữ nóng lâu hơn.

Cách chườm muối giảm mỡ bụng sau sinh mổ

Cách chườm muối giảm mỡ bụng sau sinh mổ

=> Có thể bạn quan tâm: Cách làm muối chườm giảm mỡ bụng sau sinh

5.2 Cách làm nhỏ bụng sau sinh mổ tại nhà bằng rượu gừng

  • Bạn dùng khăn ấm để lau sạch vùng bụng.
  • Sau đó cho một lượng rượu gừng giảm mỡ bụng vừa phải vào chiếc khăn mềm rồi xoa đều lên bụng
  • Thực hiện massage quanh vùng bụng theo chiều từ ngoài vào trong, sau đó massage theo chiều ngược lại. Kết hợp vỗ nhẹ phần bụng.
  • Chuỗi động tác kéo dài khoảng 15-20 phút. 
  • Lau sạch vùng bụng, bạn cũng nên tắm lại để cơ thể không bị bám mùi rượu gừng.

5.3 Cách làm giảm mỡ bụng sau sinh mổ tại nhà bằng chườm ngải cứu

  • Bạn cho 1 bó lá ngải cứu cùng 1kg muối hột lên chảo rang, thực hiện đảo đều tay trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Cho tất cả vào túi và chườm lên vùng bụng.
  • Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để nhận thấy hiệu quả giảm mỡ rõ rệt.

Chườm ngải cứu giảm mỡ bụng

Chườm ngải cứu giảm mỡ bụng

6. Cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ khác

6.1 Cho con bú là cách giảm mỡ bụng sau sinh hiệu quả

Cho con bú sữa mẹ chính là cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ vừa tự nhiên vừa hiệu quả. Bởi vì trong quá trình cho con bú, lượng calo trong cơ thể mẹ sẽ chuyển dần vào sữa, nhờ đó giúp làm giảm lượng mỡ thừa vùng bụng của mẹ bầu.

6.2 Cách làm xẹp bụng sau sinh bằng gen nịt bụng

Gen nịt bụng có thiết kế từ vải co giãn chuyên dụng, giúp hỗ trợ đắc lực trong việc làm săn chắc các cơ vùng bụng. Sản phẩm này rất tiện dụng cho mẹ vì có thể dùng mọi lúc mọi nơi trong khi vẫn đang làm việc khác.

Dù vậy, mẹ bầu vừa sinh xong nên cân nhắc phương pháp này vì việc dùng gen nịt bụng có thể tạo cảm giác khó chịu, thậm chí làm trào ngược dạ dày. Để thực hiện phương pháp này một cách an toàn, mẹ bầu nên đợi khoảng 2 tháng sau sinh.

Gen nịt bụng giảm mỡ tiện lợi cho mẹ

Gen nịt bụng giảm mỡ tiện lợi cho mẹ

6.3 Cách làm giảm mỡ sau khi sinh mổ tại nhà bằng đai

  • Quấn và cố định đai giảm mỡ bụng ở vị trí quanh bụng. Lưu ý không quấn quá chặt vì có thể tạo cảm giác khó chịu, cũng không nên quấn quá lỏng vì sẽ không phát huy được hiệu quả giảm mỡ thừa.
  • Khởi động điều khiển và lựa chọn chế độ rung sao cho phù hợp với cơ thể.
  • Giữ máy rung khoảng 30 phút cho mỗi lần thực hiện.
  • Bạn có thể sử dụng 2 - 3 lần/ngày.

6.4 Cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ bằng luyện tập

Mẹ bầu có thể trải nghiệm động tác nằm co gối vặn mình để cải thiện mỡ vùng bụng. Đây là động tác đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên thảm hoặc mặt phẳng, 2 tay đưa sang 2 bên, ngang vai.
  • Phần đầu gối co dần lên một góc 90 độ so với mặt đất.
  • Dần dần vặn hông sang bên phải, giữ động tác trong khoảng 1 giây sau đó lại vặn hông ngược lại sang bên trái.
  • Lặp lại chuỗi động tác 10 lần cho mỗi bên.

Mẹ bỉm sữa có thể trải nghiệm động tác nằm co gối vặn mình để cải thiện mỡ vùng bụng

Mẹ bỉm sữa có thể trải nghiệm động tác nằm co gối vặn mình để cải thiện mỡ vùng bụng

7. Một số lưu ý khi áp dụng các cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ

  • Tránh áp lực, căng thẳng

Một trong những cách giảm béo bụng sau sinh mổ mà mẹ bầu cần lưu ý là hãy cố gắng thư giãn và ngủ đủ giấc để tránh bị stress giai đoạn sau sinh.

Căng thẳng kéo dài có thể kích hoạt cơ thể giải phóng hormone cortisol vào máu. Mức cortisol càng cao sẽ càng tăng cảm giác thèm ăn, làm cản trở cho việc giảm mỡ bụng sau sinh.

  • Kết hợp thực phẩm giàu protein cùng thực phẩm cay, nóng

Việc kết hợp giữa nhóm thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng,... cùng với thực phẩm cay, nóng có tính nhiệt như ớt, tiêu, hành tây, gừng bằng một lượng vừa đủ sẽ giúp tăng hiệu quả đốt cháy chất béo. Bạn có thể kết hợp 2 nhóm thực phẩm này trong các bữa ăn để vừa làm ấm bụng, vừa tăng hiệu quả giảm mỡ.

Một số lưu ý cần nhớ khi giảm mỡ bụng tại nhà sau sinh

Một số lưu ý cần nhớ khi giảm mỡ bụng tại nhà sau sinh

Kết hợp các phương pháp giảm mỡ bụng sau sinh mổ và viên uống hỗ trợ giảm cân DHC Forskohlii Capsule để nâng cao hiệu quả giảm mỡ vùng bụng hơn:

product_sku=4511413623169

Tổng kết

Việc mang thai và sinh con đem đến cho phụ nữ một hành trình vô cùng đặc biệt. Để mẹ bầu có thể hạnh phúc trọn vẹn khi được làm mẹ mà không còn lo lắng nhiều về mỡ bụng, hãy áp dụng kết hợp các cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ trong bài viết.

Thường xuyên theo dõi các bài viết chia sẻ mẹo chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ Bestme bạn nhé!

Mục lục

Có thể bạn sẽ thích
Cẩn trọng 8 tác hại của cà phê đối với phụ nữ cực nghiêm trọng
Cẩn trọng 8 tác hại của cà phê đối với phụ nữ cực nghiêm trọng

Cà phê, thức uống quen thuộc nhưng lại ẩn chứa nhiều tác hại nghiêm trọng đối với phụ nữ. Bài viết dưới đây Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 8 t&a

6 tác hại của đậu đũa cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe cần biết
6 tác hại của đậu đũa cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe cần biết

Đậu đũa cũng là loại thực phẩm rất dễ gây ngộ độc nếu bạn sử dụng không đúng cách. Cùng Bestme khám phá ngay 6 tác hại của đậu đũa cực kỳ n

7 tác hại của whey protein với sức khỏe và cách phòng tránh
7 tác hại của whey protein với sức khỏe và cách phòng tránh

Whey protein nếu bổ sung này quá mức sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Cùng Bestme giải đáp những tác hại của whey protein với sức khỏe cùng với ph&o

Tiết lộ 5 tác hại của mỡ trăn khiến bạn phải ngỡ ngàng
Tiết lộ 5 tác hại của mỡ trăn khiến bạn phải ngỡ ngàng

Bài viết dưới đây Bestme sẽ tổng hợp giúp bạn 5 tác hại của mỡ trăn để bạn có được những thông tin chi tiết hơn về loại dược liệu này nhé! &nbs

8 tác hại của đậu đen xanh lòng và trắng lòng bạn cần biết
8 tác hại của đậu đen xanh lòng và trắng lòng bạn cần biết

Đậu đen nếu sử dụng không đúng cách, bạn có thể đối mặt với một số tác hại của đậu đen, bao gồm cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng và thiếu máu. C&ugrav

9 tác hại của đậu xanh với sức khỏe khiến bạn ngỡ ngàng
9 tác hại của đậu xanh với sức khỏe khiến bạn ngỡ ngàng

Tác hại của đậu xanh không phải ai cũng biết để có thể điều chỉnh lượng hạt sử dụng khoa học, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn

Tiết lộ 16 tác hại của cà phê đối với sức khỏe cần phải biết
Tiết lộ 16 tác hại của cà phê đối với sức khỏe cần phải biết

Những hậu quả tiêu cực của cà phê đối với sức khỏe thường bị xem nhẹ và bỏ qua. Bài viết này, Bestme sẽ tiết lộ 16 tác hại của cà phê kh&oci

Cẩn trọng 8 tác hại của rượu ổi đối với sức khỏe khi sử dụng
Cẩn trọng 8 tác hại của rượu ổi đối với sức khỏe khi sử dụng

Sử dụng rượu ổi không đúng cách có thể dẫn đến một số tác hại nguy hiểm. Cùng Bestme tìm hiểu 8 tác hại của rượu ổi với sức khỏe khi sử dụng kh&o

Giải mã tác dụng và 8 tác hại của rượu ớt đối với sức khỏe
Giải mã tác dụng và 8 tác hại của rượu ớt đối với sức khỏe

Rượu ớt nếu sử dụng không đúng cách, loại đồ uống này có thể gây ra nhiều tác hại không ngờ đối với sức khỏe. Hãy cùng Bestme t&igrav

6 tác hại của nước mía với sức khỏe và những điều cần lưu ý
6 tác hại của nước mía với sức khỏe và những điều cần lưu ý

Nước mía nếu dùng không đúng cách có thể để lại các ảnh hưởng ngoài ý muốn. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề n&ag

Hé lộ tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới
Hé lộ tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới

Hãy cùng Bestme tìm hiểu tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới ngay trong bài viết này nhé!  

Chuyên gia hé lộ 12 tác hại của dứa ai cũng cần phải biết
Chuyên gia hé lộ 12 tác hại của dứa ai cũng cần phải biết

Bestme sẽ hé lộ cho bạn những tác hại của dứa, giúp bạn sử dụng loại trái cây này một cách an toàn và khoa học để bảo vệ sức khỏe của bản

6 tác hại của ổi và những lưu ý cần biết để đảm bảo sức khỏe
6 tác hại của ổi và những lưu ý cần biết để đảm bảo sức khỏe

Cùng Bestme khám phá ngay 6 tác hại của ổi và những lưu ý cần biết để đảm bảo sức khỏe nhé!  

Chè dây có tác dụng phụ không? 4 tác hại của chè dây cần biết
Chè dây có tác dụng phụ không? 4 tác hại của chè dây cần biết

Ngoài những lợi ích tuyệt vời, liệu chè dây có tác dụng phụ hay không?  Bestme sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và bật

7 tác hại của cây đinh lăng với sức khỏe khiến bạn giật mình
7 tác hại của cây đinh lăng với sức khỏe khiến bạn giật mình

Ít người chú ý đến những tác hại của đinh lăng nếu sử dụng sai cách. Cùng Bestme khám phá 7 tác hại của cây đinh lăng với sức khỏe