Giải mã 18 vị trí mọc mụn trên mặt và cơ thể nói lên điều gì?
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 22/11/2023, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 03/01/2024, 13:41 (+07:00)
1. Giải mã vị trí mọc mụn trên mặt
1.1 Mọc mụn ở trán
1.2 Mụn ở giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường
1.3 Mọc mụn ở huyệt thái dương
1.4 Vị trí mụn trên mặt ở tai
1.5 Mụn ở mũi
1.6 Vị trí nổi mụn trên mặt ở gò má
1.7 Mụn ở vị trí má
1.8 Vị trí mụn trên mặt ở cằm
1.9 Vị trí mọc mụn ở môi
1.10 Hàm dưới
1.11 Vị trí mọc mụn trên khuôn mặt xung quanh miệng
1.12 Mụn trên lông mày
2. Giải mã vị trí mụn trên cơ thể
2.1 Vị trí mụn mọc ở cổ
2.2 Vị trí mụn mọc ở ngực
2.3 Nổi mụn ở lưng
2.4 Mọc mụn ở tay
2.5 Vị trí mụn ở chân
2.6 Mông, vùng kín
Tổng kết
Vị trí mọc mụn trên cơ thể và mặt, phản ánh rất nhiều vấn đề mà cơ thể đang gặp phải. Dưới đây là 18 vị trí thường xuyên nổi mụn, bạn nên chú ý đến để có thể xử lý kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Bestme để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này ngay bây giờ nhé!
1. Giải mã vị trí mọc mụn trên mặt
Mặt là khu vực thường xuyên nổi mụn nhất và có rất nhiều loại mụn khó điều trị. Mỗi vị trí xuất hiện mụn sẽ cảnh báo một vấn đề khác nhau. Cụ thể như sau:
1.1 Mọc mụn ở trán
Mụn ở trán xuất hiện do việc vệ sinh kém sạch sẽ hoặc do tóc mái gây ra. Tóc mái dùng quá nhiều chất tạo kiểu, có nhiều dầu, sáp sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, kích ứng da trán với chân tóc. Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn có thể do vấn đề nấm da đầu, bị gàu, căng thẳng, stress hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa…
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các chất tạo kiểu và nên vệ sinh da dầu, mặt sạch sẽ.
1.2 Mụn ở giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường
Mụn giữa 2 đầu lông mày xuất hiện cảnh báo cơ thể đang hút thuốc quá nhiều hoặc do ăn quá nhiều thực vật chứa chất bảo quản. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo hệ tuần hoạt hoạt động kém hiệu quả, túi mật đang có vấn đề.
Để giải quyết vị trí mọc mụn ở giữa 2 đầu lông mày và huyệt ấn đường là tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp, chứa nhiều chất béo, hạn chế ăn vặt. Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn.
1.3 Mọc mụn ở huyệt thái dương
Nguyên nhân nổi mụn ở vị trí thái dương là do sử dụng sản phẩm dầu gội đầu không phù hợp, ăn uống không lành mạnh hoặc có thể do túi mật đang hoạt động kém.
Cách xử lý, cải thiện tình trạng mụn ở huyệt thái dương là chủ động đổi sang sản phẩm dầu gội đầu phù hợp hơn, thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học. Bạn nên hạn chế ăn các loại đồ hộp, đồ nhiều dầu mỡ để cải thiện tình trạng mụn.
1.4 Vị trí mụn trên mặt ở tai
Vị trí mọc mụn mà bạn không nên chủ quan đó chính là tai. Khu vực này rất hiếm khi nổi mụn. Nếu xuất hiện mụn là dấu hiệu cảnh báo thận đang hoạt động kém, hệ bài tiết có vấn đề.
Cách để cải thiện là nên uống nhiều nước, bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh…để thanh lọc cơ thể.
1.5 Mụn ở mũi
Vị trí mọc mụn ở mũi là tình trạng nhiều người bị. Mụn khu vực này có thể là mụn cám, mụn đầu đen và cả mụn mũi. Nguyên nhân gây mụn có thể do cơ thể đang gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa, tim phổi hoặc hệ sinh sản đang gặp vấn đề.
Giải pháp để cải thiện tình trạng mụn là cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như vitamin, omega 3… Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các sản phẩm trị mụn như kem, gel, miếng lột mụn… để hỗ trợ khi cần.
1.6 Vị trí nổi mụn trên mặt ở gò má
Mụn ở gò má có thể xuất hiện ở cả bên trái và bên phải. Mỗi khu vực nổi mụn sẽ cảnh báo một tình trạng riêng mà cơ thể đang gặp phải:
- Gò má phải
Mụn ở gò má phải xuất hiện là do chức năng bài tiết chất độc của ruột bị ảnh hưởng. Biểu hiện điển hình lúc này chính là bạn có cảm giác luôn bị sôi bụng hoặc thấy trướng.
Bạn nên tránh ăn các loại củ có chứa nhiều tinh bột như khoai, sắn…để hạn chế tình trạng bị trướng bụng.
- Gò má trái
Mụn ở gò má trái xuất hiện là do chức năng gan mật không tốt, dịch mật được tiết ra không đủ để phục vụ cho hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm túi mật hoặc kết sỏi mật.
Lời khuyên để cải thiện vấn đề này là bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tránh ăn các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ để hỗ trợ cải thiện bệnh.
1.7 Mụn ở vị trí má
Mụn mọc ở má là vị trí xảy ra phổ biến và thường xuyên nhất. Mụn mọc ở má phải hay trái sẽ có một nguyên nhân và cách khắc phục riêng như:
- Má phải
Mụn ở má phải là do chức năng của phổi bất thường. Biểu hiện đi kèm bao gồm có sự xuất hiện của nốt mụn, ho, tắc mũi và đau họng.
Để cải thiện mụn, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như cà chua, táo, tỏi, cá… và chăm sóc da kỹ lưỡng.
- Má trái
Dấu hiệu nổi mụn ở má trái là do chức năng gan hoạt động kém, ảnh hưởng đến việc thải độc, bài tiết của gan. Cơ thể sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo như đau bên sườn, vùng bụng, ức, nhãn cầu chuyển sang màu vàng và có vết ban đỏ ở má.
Cách để khắc phục tình trạng này là nên hạn chế uống rượu, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như dưa chuột, nho, tỏi, mướp đắng…
1.8 Vị trí mụn trên mặt ở cằm
Cằm thường bị nổi mụn bọc hoặc mụn trứng cá. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể do thói quen sờ tay, chống cằm, nội tiết tố thay đổi hoặc do sự biến đổi hóc môn…
Nếu gặp tình trạng này, bạn nên bỏ thói quen chạm tay lên mặt, đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng bên trong của cơ thể để được tư vấn điều trị kịp thời.
1.9 Vị trí mọc mụn ở môi
Mụn ở môi xuất hiện là do cơ thể đang bị nóng trong, hệ tiêu hóa hoạt động kém hoặc dạ dày đang bị quá tải do uống quá nhiều rượu bia. Biện pháp để cải thiện vấn đề này là bạn cần phải ăn uống đúng bữa, uống sữa hoặc các loại đồ uống lên men để điều chỉnh lại chức năng của dạ dày.
1.10 Hàm dưới
Vị trí mọc mụn ở hàm dưới xuất hiện ở một số người do thói quen ăn uống không khoa học, lạm dụng quá nhiều thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ cay nóng. Đây còn là dấu hiệu cảnh báo hệ thống bạch huyết bài trừ độc tố trong cơ thể đang suy giảm hoạt động, hệ miễn dịch yếu, mất sức đề kháng…
Để cải thiện vấn đề này, bạn nên chủ động thay đổi thói quen ăn uống khoa học hơn, không lạm dụng các loại đồ ăn nhanh. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thêm nhiều rau xanh vào thực đơn hàng ngày.
1.11 Vị trí mọc mụn trên khuôn mặt xung quanh miệng
Nguyên nhân gây nổi mụn có ở miệng là do khâu vệ sinh miệng sau khi ăn chưa sạch, gây bít tắc và kích ứng lỗ chân lông. Ngoài ra cũng có thể do kích ứng với son môi, phấn trang điểm, kem đánh răng sữa rửa mặt,...
Để xử lý tình trạng này, bạn nên chủ động vệ sinh miệng sạch sẽ sau khi ăn, sử dụng các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc răng miệng phù hợp.
⚠️⚠️⚠️Tham khảo thêm: Dùng sữa rửa mặt bị nổi mụn
1.12 Mụn trên lông mày
Mụn trên lông mày xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo gan, túi mật, hệ tuần hoàn máu đang hoạt động kém. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện cho biết cơ thể đang thiếu nước. Bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ nghỉ đủ giấc và uống đủ nước để giảm nguy cơ xuất hiện mụn.
2. Giải mã vị trí mụn trên cơ thể
Ngoài vị trí mọc mụn ở mặt, cơ thể còn có thể xuất hiện các tình trạng mụn khác đáng để chú ý đến như:
2.1 Vị trí mụn mọc ở cổ
Mụn ở cổ thường kèm theo hiện tượng đỏ, sưng tấy do sự thay đổi của nội tiết tố, tăng tiết bã nhờn quá mức, sinh ra mụn. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây mụn có thể do kích ứng với các sản phẩm từ dầu gội đầu, sữa tắm…có chứa các thành phần không phù hợp.
Bạn có thể cải thiện tình trạng mụn qua chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt thường ngày. Bạn nên ngừng dùng nước hoa khi đang bị mụn ở cổ và sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc cơ thể có thành phần lành tính.
2.2 Vị trí mụn mọc ở ngực
Mụn ở ngực xuất hiện có thể do quần áo quá chật, chất liệu không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, gây nhiễm nấm, dị ứng. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
Bạn nên chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh hơn, tránh mặc quần áo quá chật và ưu tiên trang phục có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
✔️✔️✔️Bạn đọc cũng quan tâm: Mụn thịt ở ngực
2.3 Nổi mụn ở lưng
Mụn lưng thường là mụn trứng cá và xuất hiện khá phổ biến. Nguyên nhân gây nổi mụn là do bị bít tắc lỗ chân lông, quá trình vệ sinh không kỹ khiến dầu nhờn ích tụ lại và gây nổi mụn.
Để cải thiện vấn đề này, bạn nên triệt lông thường xuyên, tẩy tế bào chết, mặc quần áo làm từ cotton để bề mặt da thoáng hơn.
2.4 Mọc mụn ở tay
Mọc mụn ở tay thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc với vi khuẩn từ môi trường nhiều. Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn có thể do dị ứng đồ ăn, mỹ phẩm, sữa tắm không phù hợp hoặc chức năng thải độc của gan bị ngưng trệ…
Để cải thiện tình trạng nổi mụn ở tay, bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bổ sung các loại thực phẩm giúp làm mát gan như bí đao, rau má…
2.5 Vị trí mụn ở chân
Mụn ở chân thường là do vi khuẩn HPV tuýp 1 gây ra. Nốt mụn có xu hướng lấn sâu vào bề mặt da và dễ lây lan sang các vùng khác của chân và tăng dần về kích thước.
Để ngăn ngừa vị trí mọc mụn này, bạn nên vệ sinh chân sạch sẽ, luôn đi dép ở nơi công cộng, giữ chân khô thoáng, đi tất thường xuyên và không dùng chung đồ với người bị nổi mụn cóc.
Để giảm nguy cơ bị mụn cóc, các tốt nhất là mang dép ở nơi công cộng, mang giày thoáng, giữ chân khô và đổi tất thường xuyên. Không mang chung dép với người bị mụn cóc.
⭐⭐⭐Xem chi tiết hơn: Các loại mụn ở chân
2.6 Mông, vùng kín
Mụn xuất hiện ở mông, vùng kín có thể do quá trình chăm sóc, vệ sinh không đúng cách. Hoặc bạn mặc đồ lót quá chật cũng có thể dẫn đến hiện tượng nổi mụn. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, tích cực tẩy da chết mỗi tuần một lần và ưu tiên mặc đồ lót thoải mái.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin về vị trí mọc mụn để bạn tham khảo. Nếu bạn đang có mụn xuất hiện trên vị trí nào của cơ thể, hãy chủ động điều trị đúng cách để tránh làm tình trạng mụn diễn ra nghiêm trọng hơn.
Bestme sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, làn da thường xuyên trên trang web. Bạn đọc hãy cập nhật mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!