Xem dấu hiệu trên móng tay biểu hiện sức khỏe của bạn
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 21/08/2023, 09:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 21/08/2023, 15:29 (+07:00)
1. Có thể xem sức khỏe qua móng tay được không?
2. Xem màu móng tay biểu hiện sức khỏe
2.1 Móng tay có sọc dọc đen
2.2 Móng tay có sọc ngang trắng
2.3 Móng tay có sọc dọc đỏ
3.4 Móng tay màu vàng
2.5 Đốm trắng ở móng tay
2.6 Móng tay màu xanh thâm
3. Xem hình dạng móng tay biểu hiện sức khỏe
3.1 Móng tay có sọc dọc nổi gồ lên
3.2 Móng tay bị lõm
3.3 Móng tay dễ bị gãy
3.4 Hình bán nguyệt ở gốc móng tay lớn
3.5 Bong tróc móng tay
3.6 Móng tay lồi lên
3.7 Móng tay dày lên
3.8 Móng tay có vết lõm hoặc rỗ
4. Cách chăm sóc móng tay chắc khỏe
Tổng kết
Có thể bạn chưa biết, móng tay cũng được coi là 1 trong những dấu hiệu dự đoán sức khỏe con người. Khi móng tay xuất hiện những biểu hiện bất thường thì bạn nên chú ý bởi đây có thể là những vấn đề về sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu về những dấu hiệu móng tay biểu hiện sức khỏe trong bài viết dưới đây!
1. Có thể xem sức khỏe qua móng tay được không?
Móng tay là bộ phận nhiều người ít chú ý, tuy nhiên nó có thể tiết lộ nhiều thứ hơn bạn nghĩ. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, có rất nhiều vấn đề về sức khỏe của con người được biểu thị thông qua móng tay.
Trong nền y học xa xưa, nhiều danh y đã xem xét móng tay để chẩn đoán các loại bệnh. Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay sẽ có màu hồng nhạt, ở gốc có phần bán nguyệt màu trắng đục. Đồng thời, bề mặt móng tay của người mạnh khỏe sẽ láng mịn, không có gờ, rãnh hay những màu sắc bất thường.
2. Xem màu móng tay biểu hiện sức khỏe
Bạn có thể biết được những biểu hiện bất thường của cơ thể thông qua sự thay đổi về màu sắc móng tay như sau:
2.1 Móng tay có sọc dọc đen
Móng tay có sọc đen là tình trạng bề mặt móng xuất hiện các vạch tối màu dọc từ đầu đến gốc móng tay. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều ngón khác nhau.
Theo các chuyên gia, tình trạng móng tay có sọc đen có thể liên quan đến các bệnh lý nội tiết như tiểu đường, suy giảm tuyến giáp, thiếu máu,... Bên cạnh đó, việc cơ thể thừa hoặc thiếu sắt cũng gây ra tình trạng này. Trong một số trường hợp hiếm, sọc đen trên móng có thể là dấu hiệu của ung thư da hoặc các bệnh lý như vẩy nến, rối loạn tuyến yên,..
2.2 Móng tay có sọc ngang trắng
Móng tay có sọc ngang trắng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt kẽm hoặc protein. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng hơn như gan, thận. Bạn nên bổ sung thêm kẽm và protein để nâng cao sức khỏe của cơ thể nhé!
2.3 Móng tay có sọc dọc đỏ
Những sọc dọc trên bề mặt móng báo hiệu những vấn đề bất thường của sức khỏe, đặc biệt nghiêm trọng khi những vệt đỏ này xuất hiện gần phần bán nguyệt ở gốc móng. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải những vấn đề về tim, cụ thể là nhiễm trùng van tim. Trường hợp này thường gặp ở những người cấy ghép tim, có khuyết tật tim bẩm sinh hay bị suy tim.
3.4 Móng tay màu vàng
Móng tay màu vàng bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh nấm móng. Bệnh lý này sẽ khiến móng tay trở nên xù xì, dày và có màu vàng xỉn. Ngoài ra, tình trạng móng tay vàng còn tiết lộ những vấn đề liên quan đến tuyến giáp, đái tháo đường và vảy nến, thậm chí là ung thư da.
2.5 Đốm trắng ở móng tay
Đốm trắng ở móng tay có thể do những chấn thương nhẹ, thực tế tình trạng này không liên quan tới vấn đề nghiêm trọng nào về sức khỏe. Tình trạng này cũng có thể liên quan tới gen di truyền. Những đốm trắng trên móng tay sẽ hết khi móng dài ra nên bạn không cần quá lo lắng nhé!
2.6 Móng tay màu xanh thâm
Móng tay màu xanh thâm báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng của cơ thể như:
- Ngộ độc khi tay tiếp xúc với bạc mà không sử dụng đồ bảo hộ.
- Thường xuất hiện ở những người sử dụng thuốc chống sốt rét, thuốc chống rối loạn tâm thần, các loại thuốc giúp điều chỉnh bệnh tim.
- Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như acid oxalic, chất tẩy rửa kim loại, tẩy sơn,…
- Người nhiễm HIV/AIDS.
- Người bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
3. Xem hình dạng móng tay biểu hiện sức khỏe
Hình dạng móng tay cũng báo hiệu những vấn đề liên quan tới sức khỏe của con người, cụ thể như:
3.1 Móng tay có sọc dọc nổi gồ lên
Những sọc dọc nổi trên bề mặt móng có thể là dấu hiệu của tuổi tác, bạn không cần quá lo lắng. Các sọc dọc trên móng sẽ xuất hiện cùng các nếp nhăn trên da, thường thấy ở những người bước qua độ tuổi 50.
3.2 Móng tay bị lõm
Nếu bạn thấy móng tay bị lõm thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu sắt hoặc thiếu máu. Móng sẽ mỏng dẹt đến mức lõm xuống, tình trạng này rất đặc biệt nên có thể dễ dàng nhận biết. Bạn có thể bổ sung thêm sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng, chocolate, ngũ cốc…
3.3 Móng tay dễ bị gãy
Móng tay dễ gãy thường là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu hụt biotin. Biotin còn được biết đến với tên gọi vitamin H hay vitamin B7, là vi chất quan trọng giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng tay, móng chân. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại thực phẩm như trứng, hạnh nhân, súp lơ, phô mai…
3.4 Hình bán nguyệt ở gốc móng tay lớn
Một hình bán nguyệt khỏe mạnh trên móng tay sẽ cao khoảng 1/5 độ dài của móng. Nếu như thấy móng tay có hình lưỡi liềm to hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp những vấn đề liên quan tới gan hoặc phổi.
3.5 Bong tróc móng tay
Móng tay bị bong tróc, xuất hiện nhiều mảng nhỏ trên bề mặt móng được coi là dấu hiệu của bệnh vảy nến. Đây là một bệnh lý về da mãn tính, nếu bệnh nhẹ có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số trường hợp gặp các biến chứng nghiêm trọng.
3.6 Móng tay lồi lên
Nếu móng tay lồi lên và sưng như chiếc thìa úp ngược thì rất có thể bạn đang gặp phải những vấn đề về phổi. Điều này dẫn đến lượng oxy có trong máu thấp hơn bình thường, thậm chí có thể là dấu hiệu của ung thư phổi.
3.7 Móng tay dày lên
Nếu móng tay bỗng nhiên dày lên và có máu trắng đục, xù xì thì có thể là dấu hiệu của bệnh nấm móng hay vẩy nến. Nếu móng tay vừa dày lại có màu vàng ngà thì khả năng cao bạn đang gặp những bệnh lý về phổi.
3.8 Móng tay có vết lõm hoặc rỗ
Móng tay bị rỗ là tình trạng những vết lõm nhỏ nông hoặc sâu trên bề mặt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh vẩy nến. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp tình trạng rối loạn mô liên kết, viêm da dị ứng, các bệnh tự miễn,...
4. Cách chăm sóc móng tay chắc khỏe
Để móng tay luôn khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng. Điều này giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, đồng thời nuôi dưỡng móng chắc khỏe.
- Bên cạnh đó bạn cần chú ý bổ sung thêm hàm lượng biotin trong khẩu phần hàng ngày của mình. Đây là dưỡng chất vô cùng cần thiết để nuôi dưỡng móng và tóc chắc khỏe, có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như đậu, cá hồi và trứng.
- Uống nhiều nước cũng là một cách để móng tay chắc khỏe. Bạn nên bổ sung từ 1500ml đến 2000ml mỗi ngày, tránh sử dụng loại đồ uống có cồn và đường để móng tay khỏe mạnh hơn.
- Nên hạn chế làm móng. Việc chà móng và tiếp xúc với hóa chất thường xuyên sẽ khiến móng yếu hơn, trở nên giòn hơn và dễ gãy.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về móng tay biểu hiện sức khỏe mà bạn cần chú ý để hiểu hơn về cơ thể mình. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về những vấn đề của cơ thể biểu hiện qua móng tay, đồng thời biết cách chăm móng luôn chắc khỏe.
Đừng quên theo dõi trang web của Bestme để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về sức khỏe mỗi ngày nhé!