Uống canxi có nóng không? Uống loại nào không nóng, nổi mụn?
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 29/03/2023, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 11/10/2024, 11:28 (+07:00)
1. Uống canxi có nóng không?
2. Nguyên nhân uống canxi bị nóng
2.1 Do cơ địa dễ nóng trong
2.2 Người uống bị táo bón
2.3 Bệnh lý dạ dày, đại tràng
2.4 Cơ thể bị thiếu nước, chất xơ
2.5 Nội tiết tố không ổn định
2.6 Loại canxi bổ sung không phù hợp
2.7 Dư thừa canxi
3. Hướng dẫn cách uống canxi hiệu quả, không bị nóng
3.1 Lựa chọn loại canxi phù hợp
3.2 Uống nhiều nước
3.3 Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp
3.4 Uống đúng cách
3.5 Tắm nắng đúng cách
3.6 Vận động, tập thể dục đều đặn
Tổng kết
Khi bổ sung canxi, nhiều người băn khoăn, thắc mắc "Uống canxi có nóng không"? Câu trả lời là uống canxi không gây nóng trong. Vậy tại sao nhiều người lại gặp phải tình trạng ợ nóng, mẩn ngứa, táo bón khi uống canxi? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này.
1. Uống canxi có nóng không?
Thực tế, canxi không gây nóng trong khi được đưa vào cơ thể. Khi uống canxi, bạn có thể gặp trường hợp ợ nóng, nổi mẩn đỏ hay táo bón, tuy nhiên, các hiện tượng này thường không phải do canxi gây ra. Cùng tìm hiểu ngay những nguyên nhân khi uống canxi dễ bị nóng trong ngay dưới đây nhé!
Giải đáp thắc mắc “Uống canxi có nóng không?”
2. Nguyên nhân uống canxi bị nóng
Sau khi giải đáp thắc mắc “Uống canxi có nóng không?”, Bestme sẽ chia sẻ một số nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng trong khi bổ sung khoáng chất này nhé!
2.1 Do cơ địa dễ nóng trong
Người có cơ địa dễ bị nóng trong thường có chức năng của các cơ quan gan thận và tiêu hóa không tốt gây hạn chế cho việc chuyển hóa chất, khiến chức năng lọc cũng trở nên kém hơn.
Vì thế, lượng canxi được cung cấp cho cơ thể khó đào thải ra ngoài, gây ra thừa canxi. Điều này có thể gây ra tình trạng ăn không tiêu, chảy máu cam, táo bón và nóng trong.
2.2 Người uống bị táo bón
Người có hệ tiêu hóa kém hoặc cơ địa dễ bị táo bón khiến việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng không đạt hiệu quả cao. Các dưỡng chất và canxi dư thừa bên trong cơ thể không được đào thải ra ngoài, có thể gây nóng trong.
Người dễ bị táo bón có thể gặp hiện tượng nóng trong khi uống canxi
2.3 Bệnh lý dạ dày, đại tràng
Bệnh lý dạ dày, đại tràng thường khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn, dễ bị táo bón và nóng trong. Thế nên, nếu uống canxi quá mức mà không đi kèm với một chế độ ăn uống cân bằng và đủ chất xơ, có thể dẫn đến tình trạng táo bón hoặc đầy hơi, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.4 Cơ thể bị thiếu nước, chất xơ
Cơ thể thiếu nước hoặc chất xơ sẽ gây cản trở việc hấp thu canxi trong cơ thể. Từ đó, dẫn tới tình trạng dư thừa canxi và có thể gây nóng trong với các triệu chứng như: Khô miệng, mệt mỏi, táo bón, khó tiêu,…
Cơ thể bị thiếu nước cũng là một lí do để giải thích cho vấn đề “Uống canxi có nóng không?”
2.5 Nội tiết tố không ổn định
Nội tiết tố không ổn định có thể gây ra một số triệu chứng trong cơ thể, bao gồm: Nóng trong, viêm da, mẩn ngứa, nổi mẩn, mẩn nhọt,… Thế nên, nhiều người lầm tưởng rằng uống canxi sẽ gây ra những triệu chứng cho cơ thể mà không nghĩ đến rằng hiện tượng này là do rối loạn nội tiết tố khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
⚡⚡⚡NÊN ĐỌC THÊM : Tác dụng phụ của canxi
2.6 Loại canxi bổ sung không phù hợp
Bổ sung loại canxi không phù hợp có thể gây ra tình trạng nóng trong và khó tiêu. Có 2 nhóm canxi khác nhau mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung cho cơ thể, chính là canxi vô cơ và canxi hữu cơ.
Lựa chọn loại canxi không phù hợp với cơ thể sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Canxi vô cơ thường tìm thấy trong đá vôi, xương động vật, vỏ tôm, cua,... Còn canxi hữu cơ được chiết xuất dưới dạng Calci Glucoheptonate, Calci Gluconate,...
Canxi hữu cơ được đánh giá là dễ hấp thụ hơn canxi vô cơ, phù hợp sử dụng ở trẻ nhỏ và những người khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi người, bạn có thể lựa chọn bổ sung loại canxi phù hợp. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn và bổ sung được loại canxi thích hợp nhất cho cơ thể.
2.7 Dư thừa canxi
Bổ sung hàm lượng canxi quá cao so với mức cơ thể cần sẽ gây ra một số biến chứng khó lường cho sức khỏe. Sự thừa canxi từ các nguồn thực phẩm hay do thuốc đều khó có thể đào thải ra ngoài qua đường tiểu, thậm chí nặng hơn sẽ gây ra các tình trạng như: Sỏi thận, tăng canxi máu, táo bón, buồn nôn, ăn không ngon, đau xương,...
✍️✍️✍️XEM CHI TIẾT HƠN : Dấu hiệu thừa canxi
3. Hướng dẫn cách uống canxi hiệu quả, không bị nóng
Để bổ sung canxi hiệu quả, Bestme sẽ chia sẻ một số tips uống canxi hiệu quả và tốt cho cơ thể nhất.
3.1 Uống canxi loại nào không nóng?
Canxi thường có thể được bổ sung vào cơ thể dưới dạng canxi vô cơ hoặc hữu cơ. Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyên dùng loại canxi hữu cơ vì nó dễ hấp thu và ít gây ra tình trạng táo bón hay nóng trong. Bên cạnh đó, loại canxi này còn giúp tăng tế bào tạo xương đến 300%, cũng không gây áp lực lên dạ dày và không gây chứng sỏi thận.
Sử dụng loại canxi phù hợp là cách uống khoáng chất này đúng và tốt nhất cho sức khỏe
3.2 Uống nhiều nước
Uống đủ nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn da trơn tru hơn, quá trình hấp thu canxi cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý hạn chế sử dụng các loại nước khoáng có chứa kali, magie,... bởi những nguồn khoáng chất này khiến cơ thể khó đào thải hết các chất dư thừa và có thể gây sỏi thận.
3.3 Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp gia tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, hạn chế được tình trạng dư thừa, gây nóng trong. Bạn nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, cà rốt, rau mồng tơi, rau dền, rau khoai, rau cải bó xôi, củ dền, cà chua, củ cải đỏ,...
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ canxi hơn
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý tránh sử dụng các thực phẩm quá nhiều đường hay muối. Đồng thời không dùng đồ uống có cồn như rượu bia hay đồ uống có chất kích thước như cà phê, trà đặc. Bởi, những nguồn thực phẩm này khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng và gây khó tiêu.
3.4 Uống đúng cách
“Uống canxi có nóng không?” Có thể gây ra hiện tượng nóng trong nếu bạn không bổ sung nguồn khoáng chất này đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn bổ sung canxi đúng cách mà Bestme muốn chia sẻ với bạn.
- Uống canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng. Đây là thời điểm khả năng trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt nhất.
- Tránh uống canxi cùng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa khác. Vì sữa có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể và có thể gây ra hiện tượng táo bón.
- Tránh uống canxi cùng lúc với các khoáng chất khác như sắt, kẽm, đồng,... vì sẽ gây ra tình trạng giảm lượng canxi hấp thu.
✍️✍️✍️BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM : Uống canxi bao lâu thì ngưng
3.5 Tắm nắng đúng cách
Ánh nắng có chứa nhiều Vitamin D, đây được biết tời là loại vitamin hỗ trợ cơ thể chuyển hóa và hấp thụ canxi tốt hơn. Vậy nên, mỗi ngày, bạn nên tắm nắng khoảng 30 phút để tăng cường vitamin D cho cơ thể, thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6-9 giờ sáng và sau 5h chiều.
Bổ sung vitamin D từ ánh nắng có thể gia tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể
3.6 Vận động, tập thể dục đều đặn
Việc vận động và tập luyện thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tái tạo xương, đồng thời giúp giảm tình trạng lắng đọng canxi ở thận. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ gây sỏi thận và các vấn đề về tiêu hóa.
Tổng kết
Bestme đã đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc “Uống canxi có nóng không?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể bổ sung loại khoáng chất này một cách hiệu quả để bảo vệ hệ xương khớp của cơ thể một cách tốt nhất nhé!
Tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe bổ ích khác nhé!